Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (13/10/2016) ]
Ảnh hưởng bổ sung bí đỏ (Cucurbita pepo) lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi theo công nghệ biofloc
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào xác định khi bổ sung bí đỏ vào thức ăn không ảnh hưởng đến tăng trưởng tỷ lệ sống và chất lượng tôm thẻ chân trắng nuôi thương phẩm.

Ảnh minh họa

Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng việc thay thế thức ăn công nghiệp bằng bí đỏ lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng tôm thẻ chân trắng nuôi thương phẩm theo công nghệ biofloc được các nhà khoa học ĐH Cần Thơ thực hiện nhằm xác định lượng bí đỏ được thay thế phù hợp cho sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng của tôm thương phẩm. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần làm cơ sở cho việc phát triển và triển khai ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm ở ĐBSCL.

Thí nghiệm được bố hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức thay thế lượng bí đỏ khác nhau gồm: thức ăn công nghiệp; thay 10% thức ăn công nghiệp bằng bí đỏ; thay thế 20% và thay thế 30%. Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N = 15:1), thể tích bể 200L, độ mặn 15‰ và mật độ nuôi 150 con/m3, với tôm có chiều dài ban đầu là 5,1 cm và khối lượng là 0,72g. Sau 90 ngày nuôi, các yếu tố môi trường nước nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm. Chiều dài của tôm ở các nghiệm thức dao động từ 11,1 – 12,5 cm, tương ứng với khối lượng 13,6 – 19,9 g và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong đó, chiều dài và khối lượng của tôm nuôi ở nghiệm thức thay thế 10% bí đỏ (12,3 cm và 18,8 g) không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng (12,5 cm và 19,9 g). Tỷ lệ sống của tôm nuôi ở các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Ở các nghiệm thức thay thể thức ăn bằng bí đỏ càng nhiều thì màu sắc tôm càng đậm hơn và thịt tôm cũng dai hơn. Tuy nhiên, thành phần protein, lipid và khoáng của tôm ở các nghiệm thức sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Khi nuôi tôm thẻ chân trắng thay thế 10% lượng thức ăn bằng bí đỏ thì tôm có chất lượng tốt hơn và chi phí thức ăn thấp nhất.

ntbtra
Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (số 44-2016)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->