Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (07/10/2016) ]
|
Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở khu vực miền núi huyện An Lão, tỉnh Bình Định
|
|
Nghiên cứu do các tác giả: Nguyễn Bích Ngọc, Trần Thị Phượng – Trường Đại học Nông lâm Huế thực hiện.
|
Ảnh: Sưu tầm.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở khu vực miền núi huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực miền núi huyện An Lão gồm có 3 xã có điều kiện tự nhiên tương tự nhau. Tổng diện tích tự nhiên 19.388,89 ha, chủ yếu là đất đồi núi. Địa bàn vùng nghiên cứu có 5 loại hình sử dụng đất chính là lúa, sắn, ngô, rau các loại và keo. Trong đó, các loại hình sử dụng đất lâm nghiệp ở 3 xã chiếm hơn 90% diện tích toàn khu vực và chủ yếu là trồng rừng sản xuất như cây keo, tràm. Bên cạnh đó, diện tích đất lúa và đất trồng cây hàng năm như sắn, ngô, rau các loại vẫn chiếm một ưu thế quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực của người dân. Về hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì đất trồng sắn có giá trị tăng cao nhất qua các năm với lợi nhuận đạt tới 19.324,33 nghìn đồng/ha với tỷ suất hoàn vốn cao hơn một số loại hình sử dụng đất khác, giải quyết việc làm cho người lao động, 50 công lao động/ha/năm. Nhìn chung, các loại hình sử dụng đất ở địa bàn nghiên cứu chưa ảnh hưởng đến môi trường, theo kết quả điều tra nông hộ thì mức độ thích hợp của các loại cây trồng hiện tại ở địa phương được người dân chấp nhận ở mức cao. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu này cũng đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đất dốc trong tương lai của huyện An Lão, tỉnh Bình Định. |
lntrang
Theo TC Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Kỳ 1 – Tháng 3/2016 |