Tự nhiên
[ Đăng ngày (06/10/2016) ]
|
Đặc điểm sinh vật học của một số loài trà hoa vàng thuộc chi chè (Camellia L.) tại vườn Quốc gia Tam Đảo
|
|
Nghiên cứu của tác giả: Đỗ Văn Tuân – Vườn Quốc gia Tam Đảo
|
Ảnh: Trà Hoa vàng Tam Đảo (sưu tầm).
Các loài Trà hoa vàng trong chi Chè là những loài phân bố trong tự nhiên, quý hiếm và có giá trị. Chúng được sử dụng làm dược liệu, cây cảnh, đồ uống, v.v…Vì thế nghiên cứu về tình hình phát triển, điều kiện sống và khả năng tái sinh có ý nghĩa trong khoa học và thực tiễn. Các kết quả nghiên cứu được tiến hành tại năm khu vực của Vườn Quốc gia (VQG) Tam Đảo (Tây Thiên, Rùng Rình, Mỹ Yên, Phú Xuyên và Kháng Nhật) cho thấy rằng chúng là những loài cây nhỏ sống dưới tán tầng cây cao 10 - 15 m, độ che phủ 55 - 70%. Các loài Trà hoa vàng thường phân bố tại các thung lũng, dọc theo các con suối ở độ cao 100 - 1.200 m so với mặt nước biển. Ước tính mật độ trung bình của loài Trà vàng Hakoda là lớn nhất với 700 cây/ha, sau đó là các loài Trà vàng Phan (400 cây/ha), Hải đường vàng (360 cây/ha), Trà vàng pêtêlô (210 cây/ha) và Trà hoa vàng tam đảo (170 cây/ha). Các loài Trà hoa vàng có khả năng tái sinh từ chồi và từ hạt. Khả năng tái sinh từ chồi tốt hơn tái sinh từ hạt. Khả năng tái sinh của loài Trà vàng Hakoda khoảng 200 cây/ha, Trà vàng Phan 150 cây/ha, Hải đường vàng 70 cây/ha, Trà hoa vàng tam đảo 60 cây/ha và Trà vàng pê tê lô 56 cây/ha. Hiện nay các loài Trà hoa vàng chỉ còn phân bố rải rác do bị khai thác nhiều. |
lntrang
Theo TC Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Kỳ 1+2 – Tháng 2/2016 |