Tự nhiên
[ Đăng ngày (23/10/2016) ]
|
Nghiên cứu mức độ nhiễm Salmonella, E.coli và Staphylococcus aureus trong một số loại cá biển và mực ở Khánh Hòa
|
|
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Thuần Anh, Phan Thị Thanh Hiền – Bộ môn Đảm bảo Chất lượng và An toàn thực phẩm, Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang thực hiện.
|
Ảnh: Cá đổng (sưu tầm).
Mục đích của nghiên cứu nhằm cung cấp những thông tin về thực trạng nhiễm các vi sinh vật gây bệnh Salmonella, E.coli và Staphylococcus aureus trong các loại hải sản đại diện cho 5 loại nghề khai thác (cá đổng, cá ngừ, cá nục, cá cờ và mực) ở Khánh Hòa được khai thác với sản lượng lớn và tiêu thụ nhiều để từ đó có các giải pháp kịp thời giúp đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Kết quả phân tích 390 mẫu vi sinh được đối chiếu với giới hạn ô nhiễm được qui định trong Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT cho thấy số mẫu không đạt yêu cầu về chỉ tiêu Salmonella (102 mẫu (26,2%)), E.coli (47 mẫu (12,1%)) và S.aureus (57 mẫu (14,6%)). Trong 3 nơi lấy mẫu thì chợ cá là nơi có tỷ lệ mẫu hải sản không đạt chỉ tiêu Salmonella, E.coli và S.aureus cao nhất, lần lượt là 30,9%, 16,4% và 15,2%. Trong số 5 loại hải sản đem phân tích thì cá nục có tỷ lệ mẫu không đạt yêu cầu về chỉ tiêu vi sinh khá cao (E.coli 17,9%, S.aureus 16,7% và Salmonella 28,2%). Mức nhiễm lớn nhất xác định được là: E.coli (5.102 CFU/g) trên mẫu cá đổng được lấy ở chợ và S.aureus (5,4.102 CFU/g) trên mực được lấy ở cảng cá. Các số liệu này sẽ giúp các nhà quản lý có cơ sở để thực hiện các biện pháp thiết thực để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm hải sản. |
lntrang
Theo TC Nông nghiệp và PTNT – Kỳ 1+2 – Tháng 2/2016 |