Ảnh: Sưu tầm.
Nghiên cứu được tiến hành được tiến hành từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2015 trên hai trại bò ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Các chỉ tiêu chất lượng nước được nghiên cứu bao gồm: nhiệt độ, pH, EC, DO, COD, BOD5, N-NH3, phốt pho. Kết quả phân tích mẫu nước tại các vị trí ngay điểm thải, trong ao và sông nơi tiếp nhận nguồn nước thải như sau: Cả hai hình thức xử lý nước thải bằng lục bình và ruộng cỏ mồm đều cải thiện được chỉ tiêu nhiệt độ, pH, EC và DO.
Hiệu suất xử lý của ruộng cỏ mồm đối với chỉ tiêu EC là 79,1% (đợt 1), 79,9% (đợt 2), COD là 45,0% (đợt 1), 33,8% (đợt 2), BOD5 là 61,5% (đợt 1), 65,2% (đợt 2), N-NH3 là 94,2% (đợt 1), 94,5% (đợt 2), phốt pho là 94,4% (đợt 1), 95,1% (đợt 2). Hiệu suất xử lý của lục bình đối với chỉ tiêu EC là 65,3% (đợt 1), 65,9% (đợt 2), COD là 57,1% (đợt 1), 62,8% (đợt 2), BOD5 là 68,9% (đợt 1), 62,4% (đợt 2), N-NH3 là 99,7% (đợt 1), 99,5% (đợt 2), phốt pho là 82,0% (đợt 1), 83,9% (đợt 2).
Chất lượng nước thải đầu ra của hai hình thức xử lý nước thải đều đạt tiêu chuẩn nước thải loại A theo tiêu chuẩn nước thải công nghiệp QCVN24:2009/BTNMT. Cả hai hình thức xử lý đều có hiệu quả cao đối với các chỉ tiêu tiêu EC, N-NH3 và phốt pho. Nhưng hình thức xử lý nước thải bằng ruộng cỏ mồm tỏ ra thích hợp hơn đối với trại nuôi bò vì sinh khối có thể tận dụng trở lại làm thức ăn cho bò. |