Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (28/09/2016) ]
|
Nghiên cứu công nghệ sơ chế và làm khô dược liệu Cúc hoa bằng phương pháp sấy bơm nhiệt kết hợp bức xạ hồng ngoại
|
|
Nghiên cứu do các tác giả: Phạm Anh Tuấn, Tạ Phương Thảo – Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch thực hiện.
|
Ảnh: cụm Nụ hoa đã chế biến và làm khô của cây Cúc hoa (sưu tầm).
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm hoàn thiện công nghệ sơ chế nguyên liệu cúc hoa (Chrysanthemum indicum L.) trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của y học cổ truyền và đổi mới công nghệ làm khô bằng phương pháp sấy bơm nhiệt kết hợp bức xạ hồng ngoại nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình chế biến dược liệu cúc hoa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, công đoạn sơ chế nguyên liệu cúc hoa bằng phương pháp xông sinh với tỷ lệ khối lượng 0,1% (lưu huỳnh/nguyên liệu) ở điều kiện nhiệt độ 40ºC, tốc độ gió 1 m/s trong thời gian 5 giờ, tiếp theo tiến hành ép tách dịch với lực ép 225.10- 3 N/cm2 trong thời gian 12 giờ ở điều kiện môi trường. Công đoạn làm khô được tiến hành 2 giai đoạn kết hợp sấy bơm nhiệt và sấy hồng ngoại. Giai đoạn 1 nguyên liệu cúc hoa sau khi sơ chế được sấy bằng bơm nhiệt tuần hoàn kín ở nhiệt độ 45ºC, tốc độ tác nhân sấy 0,6 m/s từ độ ẩm ban đầu 80% xuống 40% trong thời gian khoảng 230 phút. Giai đoạn 2 sấy bằng hồng ngoại ở nhiệt độ 45ºC, tốc độ tác nhân sấy 0,6 m/s có hồi lưu, kết thúc quá trình sấy khi độ ẩm cúc hoa đạt 13% trong thời gian khoảng 70 phút. Sản phẩm dược liệu cúc hoa với chất lượng cảm quan đạt mức tốt (18,7 điểm), hàm lượng flavonoit 1,56% chất khô, tổng số nấm men - nấm mốc 1,5x103 cfu/g, dư lượng lưu huỳnh 143 ppm (qui theo SO2) và hệ số SMER 0,88 kg H2O/kWh. |
lntrang
Theo TC Nông nghiệp và PTNT – Kỳ 1+2 – Tháng 2/2016 |