Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (27/09/2016) ]
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pseudomonas putida ĐHH đến bệnh chết nhanh và sinh trưởng, phát triển trên cây hồ tiêu tại Gia Lai
Nghiên cứu do các tác giả Trần Thu Hà, Lâm Văn Minh – Đại học Nông lâm Huế thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất hồ tiêu theo hướng bền vững ở Gia Lai.

Ảnh: Sưu tầm.

Qua thời gian nghiên cứu kết quả cho thấy, chế phẩm sinh học Pseudomonas putida ĐHH phòng trừ hiệu quả bệnh chết nhanh (P. capsici) trên cây hồ tiêu và còn có tác dụng kích thích sinh trưởng, phát triển. Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản trên công thức có xử lý chế phẩm bệnh không xảy ra và hiệu lực phòng trừ đạt 100%, đồng thời cũng có tác dụng kích thích sinh trưởng: làm tăng chiều cao thân chính và chiều dài cành quả. Ở giai đoạn kinh doanh, hiệu lực phòng trừ bệnh đạt 96,5% và các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cao hơn đối chứng. Năng suất thực thu của công thức xử lý chế phẩm cao hơn đối chứng đến 1162,66 kg, tương ứng 16,23%. Qua hạch toán kinh tế, sử dụng chế phẩm sinh học Pseudomonas đã mang lại thêm lợi nhuận cho người trồng hồ tiêu 282,74 triệu đồng trên 1 ha và có hệ số VCR 47,12, tương ứng tăng 21,46%.

lntrang
Theo TC Nông nghiệp và PTNT – Kỳ 1+2 – Tháng 2/2016
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->