Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (11/09/2016) ]
|
Đánh giá sự bốc thoát NH3 của các dạng phân urê có bổ sung chế phẩm nBTPT, Hua, Neb trong phòng thí nghiệm
|
|
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Đỗ Châu Giang và Nguyễn Minh Đông thuộc Trường Đại học Cần Thơ thực hiện trong phòng thí nghiệm Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Cần Thơ.
|
Sự bốc thoát NH3 là một trong những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả của phân urê trên đất lúa nước (Harrison & Webb, 2001) bởi vì cây lúa chỉ hấp thu khoảng 40% lượng phân đạm (N) bón vào (Belder et al., 2005) và bốc thoát NH3 được xem như khí nhà kính do N được lắng tụ dẫn đến sự hình thành N2O (Wulf et al. 2002).
Đánh giá khả năng bốc thoát NH3 từ bốn dạng phân urê, urê-Neb, urê-nBTPT và urê-Hua được thực hiện trong phòng thí nghiệm ở hai mức độ pH 7,0 và 9,0. Mẫu đất được thu trên nền canh tác lúa tại xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Thí nghiệm ủ đất được bố trí trong hệ thống buồng kín hút khí gồm 5 lần lặp lại nhằm theo dõi lượng amoniac (NH3) phát thải qua 10 ngày sau khi bón (NSB).
Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng NH3 bốc thoát cao vào thời điểm 5 NSB và ở điều kiện pH 9,0 ở các loại phân urê. Trong đó, lượng NH3 bốc thoát của urê-Neb thấp hơn so với urê vào 5 NSB và 7 NSB. Tổng lượng NH3 bốc thoát tích lũy ở các loại phân urê có bổ sung chế phẩm ức chế ureaza (Neb, nBTPT, Hua) thấp hơn so với dạng phân urê thông thường theo thứ tự ưu tiên là Neb < nBTPT ≤ Hua < urê. Urê-nBTPT, urê-Hua có hiệu quả giảm lượng N bốc thoát khoảng 10% và urê-Neb giảm từ 15% so với urê. Ngoài ra, lượng NH3 bốc thoát tăng khoảng 1,5 lần ở mức độ pH 7,0 đến pH 9,0. Cần nghiên cứu dạng phân urê bổ sung các chế phẩm ức chế ureaza đến hiệu quả sử dụng N trong điều kiện pH nước ruộng thể hiện qua việc sử dụng các lượng phân N thấp hơn để thấy rõ hơn sự bốc thoát NH3 qua các giai đoạn bón urê.
|
tttham
Theo Theo Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (15/2016) |