Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (24/08/2016) ]
Ảnh hưởng của selenium hữu cơ lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng chịu sốc độ mặn của cá khoang cổ (Amphiprion ocellaris CUVIER, 1830)
Cá khoang cổ đã được sản xuất giống thành công tại Việt Nam, tuy nhiên sản lượng cá không ổn định, chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, chính vì vậy việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi đối tượng này là một vấn đề rất cần thiết để giảm bớt áp lực khai thác làm hủy hoại môi trường tự nhiên và tiến tới phục hồi lại nguồn lợi chúng.

Ảnh minh họa

Các nghiên cứu về thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng để hoàn thiện quy trình nuôi đối tượng này. Hiện nay, chưa có báo cáo nào công bố về vai trò của Selenium hữu cơ (OS) trên cá khoang cổ nemo. Chính vì vậy, nghiên cứu: Ảnh hưởng của Selenium hữu cơ lên tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng chịu sốc đô mặn của cá khoang cổ nemo là nghiên cứu đầu tiên để đánh giá vai trò của OS trên đối tượng này.

Nghiên cứu này được các nhà khoa họcViện Hải dương học và ĐH Nha Trang thực hiện trong 8 tuần nhằm đánh giá ảnh hưởng của selenium hữu cơ (OS) đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng chịu sốc độ mặn của cá khoang cổ (Amphiprion ocellaris). Khối lượng và chiều dài trung bình ban đầu của cá lần lượt là 0,7± 0,1g và 3,5± 0,5cm. Cá được cho ăn 2 lần/ngày. Thí nghiệm được tiến hành với 4 nghiệm thức bao gồm: 0,1gOS/kg; 0,3gOS/kg; 0,5gOS/kg và 0,7gOS/kg thức ăn và nghiệm thức đối chứng (-OS). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần trong bể có thể tích 30 Lít với mật độ 15 cá thể/bể. Kết quả cho thấy sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng của cá khoang cổ ở các hàm lượng Selenium hữu cơ khác nhau. Cá được cho ăn OS với lượng 0,5g/kg thức ăn cho tốc độ tăng trưởng cao nhất với chiều dài và khối lượng khi kết thúc thí nghiệm lần lượt là: 4,24 ± 0,10 cm và 1,40 ± 0,10 g, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức 0,3 và 0,5g OS/kg thức ăn về tốc độ tăng trưởng. Cá ở nghiệm thức 0,5g OS/kg thức ăn cho tỷ lệ sống cao nhất (91%) và khả năng chịu sốc độ mặn tốt nhất.

ntbtra
Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (số 43-2016)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->