Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (24/08/2016) ]
Đánh giá và chọn lọc các dòng mía (Saccharum officinarum L.) chịu mặn tái sinh từ mô sẹo đã được xử lý ethyl methane sulphonate
Mía là đối tượng thích hợp để áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong công tác chọn giống. Ngoài ra, mía là cây chịu mặn kém, năng suất có thể giảm 50% hoặc hơn nếu trồng ở vùng đất mặn.

Ảnh minh họa

Nhằm tạo ra giống mía có năng suất cao, phẩm chất tốt và có khả năng kháng mặn. Trong điều kiện in vitro, các cá thể mía được tái sinh sau khi xử lý đột biến được đánh giá lại trên 2 loại chất làm rắn (agar và phytagel) ở các nồng độ muối khác nhau từ 70 ÷ 160 mM. Phytagel đã được xác định là chất làm rắn phù hợp để đánh giá và chọn lọc các dòng mía có khả năng chịu mặn đáng tin cậy. Bên cạnh đó, đã chọn được những dòng mía có khả năng chịu mặn ở các ngưỡng muối khác nhau để khảo sát ở điều kiện trong nhà màng là D1 sử dụng nồng độ muối 160 mM, D2 sử dụng nồng độ muối 135 mM và D3 sử dụng nồng độ muối 120 mM. Qua các chỉ tiêu sinh trưởng như số lá, số đốt và chiều cao cây, cho thấy dòng mía D1 sinh trưởng và phát triển ổn định ở nồng độ muối 100 mM.

Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao thực hiện.

ntbtra
Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (số 43-2016)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->