Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (18/08/2016) ]
Đánh giá khả năng cải tạo đất của các dòng Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) trồng trên vùng đất cát ven biển Nam Trung bộ.
Nghiên cứu do tác giả Đặng Thái Dương – Trường Đại học Nông lâm Huế thực hiện nhằm chọn dòng keo lá liềm thích hợp để đưa vào trồng rừng cho vùng sinh thái cát ven biển.

Ảnh: Sưu tầm.

Vùng đất cát ven biển Nam Trung bộ có diện tích 264.981 ha. Vùng đất này gặp khó khăn khi sử dụng do đất khô nóng, nghèo xấu và thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy đánh giá khả năng cải tạo đất của các loài cây/dòng cây trồng cho khu vực này là rất cần thiết. Đề tài trồng khảo nghiệm 9 dòng keo lá liềm (Acacia crassicarpa) gồm: A.Cr.N.34, A.Cr.N.81, A.Cr.N.84, A.Cr.N.86, A.Cr.N.87, A.Cr.N.147, A.Cr.S.6, A.Cr.S.38, A.Cr.S.51 và 1 dòng đối chứng. Đánh giá khối lượng nốt sần, lượng vật rơi rụng và khả năng cải tạo lý, hóa tính đất của các dòng keo lá liềm ở giai đoạn rừng trồng 16 tháng tuổi. Dùng phương pháp phân tích đất thông thường và phân tích phương sai 1 nhân tố, phân nhóm Duncan để so sánh đánh giá các chỉ tiêu.

Kết quả đã xác định, ở vùng cát nội đồng, lượng vật rơi rụng của các dòng keo lá liềm dao động 133,7 - 191,7 g/m2 /năm, góp phần tích tụ chất hữu cơ hình thành mùn trong đất. Lượng nốt sần dao động 52,7 - 84,3 g/cây/năm, giúp tăng lượng đạm lớn trong đất. Nhiệt độ đất trong rừng dao động 26,61 - 29,22oC, thấp hơn ngoài đất trống 2,29 – 4,90oC. Ẩm độ đất dao động 8,02% - 8,98%, cao hơn ngoài đất trống 1,18% - 2,14%. Hàm lượng mùn trong đất dao động 0,33% - 0,37%, cao hơn ngoài đất trống 0,06% - 0,1%. Đạm tổng số dao động 0,046% - 0,047%, cao hơn ngoài đất trống 0,019% - 0,020%. Độ pH đo được 5,9 – 6,0, đất hơi chua. Ở vùng ven biển, lượng vật rơi rụng dao động 127,0 - 187,7 g/m2 /năm góp phần tích tụ chất hữu cơ hình thành mùn trong đất. Lượng nốt sần dao động 52,3 - 82,3 g/cây/năm giúp tăng lượng đạm lớn trong đất. Nhiệt độ dao động 26,78oC - 29,35oC, thấp hơn ngoài đất trống 2,43oC – 5,00oC. Ẩm độ đất dao động 8,16% - 8,96%, cao hơn ngoài đất trống 1,30% - 2,10%. Hàm lượng mùn trong đất dao động 0,33% - 0,37%, cao hơn ngoài đất trống 0,09% - 0,13%. Đạm tổng số dao động 0,045% - 0,049%, cao hơn ngoài đất trống 0,02% - 0,024. Độ pH đo được 5,8 – 6,1, đất hơi chua. Kết quả nghiên cứu cho thấy các dòng keo lá liềm đều có khả năng cải tạo đất cát rất tốt.

lntrang
Theo TC Nông nghiệp và PTNT – Kỳ 2 – Tháng 1/2016
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->