Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (18/08/2016) ]
Nghiên cứu sử dụng phân bón hữu cơ sinh học để tăng năng suất và chất lượng của tinh dầu Lá trầu không Hóc Môn (Piper betle L.)
Nghiên cứu do các tác giả: Phan Diễm Quỳnh, Hồ Thiên Thao, Đoàn Hữu Cường, Dương Hoa Xô – Trung tâm Công nghệ sinh học TP. HCM; Chu Phạm Ngọc Sơn – Viện Công nghệ đào tạo và Phát triển TP. HCM.

Ảnh: Sưu tầm.

Tinh dầu lá trầu không (Piper betle L.) có tác dụng kháng khuẩn, kháng oxi hóa gây bất hoạt siêu vi khuẩn gây bệnh chân tay miệng ở trẻ em. Do đó, để tạo nguồn nguyên liệu lá trầu đạt tiêu chuẩn để điều chế thuốc, cần phải thực hiện tốt qui trình canh tác bằng cách tăng cường phân bón hữu cơ và hạn chế sử dụng thuốc hóa học.

Kết quả thử nghiệm một số công thức phân bón có nguồn gốc hữu cơ sinh học để tăng năng suất và chất lượng tinh dầu lá trầu không thông qua 4 công thức bón phân cho thấy: việc giảm bớt lượng phân bò, tăng lượng bánh dầu, bổ sung thêm phân hữu cơ sinh học Cugasa 3- 2 - 2, tro trấu góp phần nâng cao năng suất và chất lượng tinh dầu lá trầu không. Bước đầu xác định công thức số 3 (10 tấn phân bò hoai + 0,9 tấn bánh dầu + 1,4 tấn phân HCSH Cugasa 3-2 - 2+ 30 kg KCl/ha + urê 92 kg/ha) cho năng suất lá trầu vượt trội và tinh dầu lá trầu có thành phần hoạt chất kháng oxy hóa cao nhất, có ý nghĩa trong việc điều chế thuốc trị bệnh.

lntrang
Theo TC Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Kỳ 2 – Tháng 1/2016
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->