Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (16/08/2016) ]
Phân lập xạ khuẩn nội sinh trên cây cam Hàm Yên – Tuyên Quang và đặc điểm sinh học của Streptomyces angustmyceticus C12
Nghiên cứu do các tác giả: Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Vũ Mai Linh, Nguyễn Văn Hiếu – Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Ảnh: Cam sành Hàm Yên (Sưu tầm).

Xạ khuẩn nội sinh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cây chủ. Chúng không gây bệnh và có khả năng thúc đẩy sự phát triển của cây chủ do sản sinh ra các chất kích thích tăng trưởng và bảo vệ thực vật. Do đó, xạ khuẩn nội sinh mang nhiều giá trị tiềm năng cần được khai thác nhằm ứng dụng để kiểm soát sinh học trong nông nghiệp.

Từ 20 mẫu cành và rễ cây cam đặc sản Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang, đã phân lập và thuần khiết được 40 chủng xạ khuẩn nội sinh. Trong đó, chủng C12 có khả năng kháng nấm mạnh với các chủng nấm kiểm định Colletotrichum trumcatum VSVD 14, Geotrichum candidum, Fusarium oxysporum và F. udum đã được lựa chọn để nghiên cứu về đặc điểm sinh học và phân loại.

Trong phòng thí nghiệm, xạ khuẩn C12 sinh trưởng tốt trên nhiều loại môi trường với ngưỡng nhiệt độ sinh trưởng 20÷400C và pH 5÷÷11 và chịu được độ muối đến 5%. Chủng C12 có khuẩn ty khí sinh màu xám nâu trên các môi trường ISP 2, 4, 7 và 8. Khuẩn ty cơ chất có màu xám nâu đến đen trên các môi trường ISP2, 3, 4, 7 và 8. Xạ khuẩn C12 sinh ra nhiều chuỗi bào tử dài dạng xoắn lò xo, nằm so le với số lượng bào tử trên một chuỗi 30-50 bào tử có cấu trúc bề mặt nhẵn.

Chủng C12 có khả năng đồng hóa tốt D-Glucoza, L-Arabinoza, D-Sucroza, D-Xyloza, D-Manitolza, D-Fructoza, D-Xeluloza, D-Rafinoza, D-Rhamnoza. Xạ khuẩn này có khả năng sinh tổng hợp nhiều enzym ngoại bào như: Xenluloza, linhinaza, amylaza, proteaza, chitinaza và xylanaza. Dựa vào các đặc điểm sinh học và phân tích trình tự gien 16S rADN, có thể xếp chủng C12 thuộc vào Streptomyces angustmyceticus, do đó được đặt tên là S. angustmyceticus C12. Xạ khuẩn Streptomyces angustmyceticus C12 có hoạt tính kháng nấm gây bệnh cao khi nuôi trên môi trường AH4 ở 30ºC và pH 7,0.

lntrang
Theo TC Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Kỳ 2 – Tháng 1/2016
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->