Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (15/08/2016) ]
Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục trái cà xanh mỡ, Leucinodes orbonalis guenée (lepidoptera: crambidae)
Cà xanh mỡ được trồng phổ biến khắp nơi ở nước ta, là một trong những loại rau ăn quả có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin giúp cho sự duy trì và phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, cây cà phổi thường bị mất năng suất chủ yếu là do sâu đục trái, Leucinodes orbonalis Guenée (Lepidoptera: Crambidae) là loài gây hại nghiêm trọng nhất.

Ảnh minh họa

Do đó, đặc điểm hình thái và sinh học, sự sinh sản và tuổi thọ của thành trùng loài gây hại này đã được các nhà khoa học ĐH Cần Thơ khảo sát trong phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ 29,9oC và ẩm độ 59,8%, làm cơ sở hữu ích cho việc xây dựng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp ổn định. Kết quả khảo sát đặc điểm của sâu đục trái cà phổi cho thấy các giai đoạn phát triển gồm trứng là 5,1±0,30 ngày, ấu trùng có 5 tuổi với thời gian phát triển là 12,9±1,08 ngày, thời kỳ nhộng là 9,33±1,0 ngày, tuổi thọ của thành trùng đực là 5,03±1,47 ngày và thành trùng cái là 5,66±1,6 ngày. Các số liệu sinh học cho thấy loài sâu hại này có thể hoàn thành vòng đời trong một tháng (29,73±2,14 ngày). Sau khi vũ hóa 1-3 ngày thành trùng có thể bắt cặp và đẻ trứng, khả năng sinh sản của bướm cái là 206,7 trứng trong 3,9 ngày với tỷ lệ nở là 56,19%.

ntbtra
Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (số 43-2016)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->