Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (13/08/2016) ]
Đánh giá hiệu quả lắng và chất lượng tảo Chaetoceros sp. được lắng với các nồng độ chitosan khác nhau
Cho đến hiện nay tảo tươi vẫn là thức ăn được sử dụng chủ yếu trong các trại sản xuất giống động vật thân mềm từ giai đoạn nuôi vỗ đến ương ấu trùng và ương giống. Tuy nhiên, việc duy trì sinh khối tảo thường xuyên để cung cấp đầy đủ, kịp thời cho hoạt động của trại sản xuất giống thường khó khăn vì rất nhiều lý do như phụ thuộc vào thời tiết, trang thiết bị, diện tích trại và trình độ kỹ thuật.

Ảnh minh họa

Chitosan gần đây đã được sử dụng để lắng tảo hoặc xử lý nước thải. Trong thành phần của chitosan không chứa các ion kim loại gây độc do đó có thể an toàn hơn khi sử dụng tảo lắng bằng loại chất này trong sản xuất giống các đối tượng ăn lọc.

Nghiên cứu này được nhà khoa học N.T. Thu Thảo thuộc ĐH Cần Thơ thực hiện nhằm tìm ra nồng độ chitosan phù hợp để lắng tảo và sử dụng tảo lắng để ương sò huyết (Anadara granosa) giai đoạn giống. Nghiên cứu gồm có 2 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Trong thí nghiệm 1, tảo Chaetoceros sp. được lắng với 4 nồng độ chitosan khác nhau là 10, 40, 70 và 100 mg/L, sau đó tảo lắng được bảo quản ở 4oC trong 14 ngày để kiểm tra tỷ lệ tế bào nguyên vẹn và sự phát triển của vi khuẩn. Trong thí nghiệm 2, sò huyết giống được cho ăn tảo đã được lắng với chitosan ở các nồng độ 40, 70, and 100 mg/L và tảo ly tâm được sử dụng như khẩu phần đối chứng. Kết quả từ thí nghiệm 1 cho thấy tảo lắng với chitosan từ 40-100 mg/L cho kết quả tương đương về hiệu suất lắng (91-92%) sau 7 giờ. Khi nồng độ chitosan tăng từ 10 đến 100 mg/L thì mật độ vi khuẩn tổng giảm xuống (p<0,05) trong tảo lắng sau 14 ngày bảo quản. Tỷ lệ tế bào tảo còn nguyên vẹn không khác biệt sau khi lắng với các nồng độ chitosan khác nhau (p>0,05). Trong thí nghiệm 2, sò huyết giống có tốc độ tăng trưởng cao nhất khi cho ăn tảo lắng với chitosan 40 mg/L và tương đương với cho ăn tảo ly tâm. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy tảo Chaetoceros được lắng với chitosan ở nồng độ 40 mg/L là thích hợp làm thức ăn để ương sò huyết giống.

ntbtra
Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (số 43-2016)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->