Hầu hết cơn đau tim là do bệnh tim mạch vành (CHD) làm thu hẹp thành mạch. Hiểu yếu tố nguy cơ và thực hành lối sống lành mạnh sớm có thể giúp phòng ngừa cơn đau tim. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch vành nói chung và cơn đau tim nói riêng. Khi một số yếu tố nguy cơ không được kiểm soát, có rất nhiều điều bạn có thể làm để cải thiện và loại bỏ nguy cơ đau tim.
- Thuốc lá: Hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lá về lâu dài sẽ làm cho bạn tăng nguy cơ đau tim.
- Béo phì: Béo phì có liên quan đến nguy cơ đau tim.
- Thiếu vận động: Thường xuyên tập thể dục cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đau tim.
Cholesterol và chất béo trung tính cao có liên quan đến tăng nguy cơ đau tim.
- Huyết áp cao: Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến đau tim và đột quỵ.
- Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể làm cho lượng đường trong máu tăng đến mức báo động, làm tăng nguy cơ đau tim.
- Stress: Trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi stress, tuy nhiên stress có liên quan đến đau tim.
- Bệnh tự miễn dịch: Bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh ban đỏ, những bệnh tự miễn dịch khác có thể làm tăng nguy cơ đau tim.
- Nghiện rượu: Uống rượu quá nhiều có thể làm tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất dẫn đến đau tim và đột quỵ.
- Sử dụng thuốc không hợp lý: Sử dụng những chất gây kích thích như cocaine, các loại thuốc kích thích có thể dẫn đến cơn đau tim.
- Biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mang thai bị hội chứng tiền sản giật (huyết áp cao) hay bệnh tiểu đường thai nghén (Bệnh tiểu đường thai kỳ) làm tăng nguy cơ đau tim. |