Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (31/07/2016) ]
|
Hiệu lực gây chết và khả năng sinh sản của bốn chủng tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng trên sâu quy (Zophobas morio )
|
|
Sâu quy hay còn gọi là sâu gạo là ấu trùng của loài côn trùng cánh cứng Zophobas morio thuộc họ Tenebrionidae, bộ cánh cứng Coleoptera có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
|
Ảnh minh họa từ internet
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Hữu Tiền và Nguyễn Ngọc Châu (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện.
Nhóm tác giả đã tiến hành xác định chỉ số LC40 của 4 chủng tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng là S-PQ16 (Steinernema sp PQ 16), S-CP12 (Steinernema loci CP12), S-XL3147 (Steinernema sangi XL3147) và H-KT3987 (Heterorhabditis indica KT3987) trên sâu quy (Zophobas Morio) tương ứng là 103; 165; 11 và 21 IJs. Kết quả này cho thấy độc lực của 4 tuyến trùng bản địa trên sâu quy là khá mạnh, đặc biệt hai chủng S-XL3147 và H-KT3987 có độc lực mạnh nhất đối với sâu quy, với giá trị LC50 tương ứng là 11 và 21 IJs. Chủng tuyến trùng H-KT3987 có khả năng sinh sản cao trên sâu quy với sản lượng trung bình là 96x103 IJs/sâu. Tiếp theo là 2 chủng S-XL3147 và S-PQ16 với sản lượng trung bình là 75 x 103 và 45x103 IJs/sâu, trong khi chủng S-CP12 có sản lượng thấp nhất (28 x 103 IJs/sâu).
Kết quả cho thấy, hiệu lực gây chết của cả 4 chủng tuyến trùng EPN bản địa đối với sâu quy là tốt đến rất tốt, sản lượng thu được trên sâu quy ở mức tương đương so với bướm sáp lớn. Do vậy, có thể được sử dụng sâu quy như côn trùng vật chủ để phục tráng độc lực cho các chủng EPN hiện có. Với ưu điểm về giá thành sâu quy có thể thay thế hoặc sử dụng luân phiên với bướm sáp lớn để ngăn chặn sự suy giảm độc lực các chủng EPN. |
Theo Tạp chí công nghệ sinh học 13(4): 1031-1039, 2015 (pcmy)
|