Làm đẹp da. Nhờ đặc điểm giàu vitamin C, lá sầu đâu thường được xem là thảo dược giúp điều trị các vấn đề về da chẳng hạn như mụn trứng cá, mụn đầu đen, vết thâm, nám và ngăn ngừa lão hóa da. Bạn có thể xay lá sầu đâu thành bột để làm mặt nạ dưỡng da hoặc thuốc bôi ngoài da (ảnh phải).
Điều trị bệnh tiểu đường. Theo chuyên gia sức khỏe, lá sầu đâu có thể được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường típ 2, nhờ công dụng duy trì ổn định hàm lượng đường huyết và kích thích quá trình chuyển hóa đường hấp thu trong cơ thể.
Hỗ trợ tiêu hóa. Loại dược liệu này đặc biệt có lợi cho hoạt động tiêu hóa, cũng như chữa trị các bệnh rối loạn tiêu hóa (như chứng đầy hơi và táo bón) nhờ chứa hàm lượng cao chất xơ.
Điều trị bệnh hen suyễn. Thường xuyên tiêu thụ lá sầu đâu có thể giúp chữa trị bệnh hen suyễn, đồng thời giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh như giảm dịch đờm, thở khò khè, ho…
Tốt cho sức khỏe răng miệng. Các nhánh cây sầu đâu được coi là dược liệu tốt cho sức khỏe răng miệng, nhờ chứa các thành phần có công dụng phòng ngừa bệnh nha chu. Được biết, lá sầu đâu cũng được chứng minh có đặc tính tương tự và chiết xuất của nó được sử dụng trong một số loại kem đánh răng.
Điều trị ung thư tụy. Theo các nhà khoa học ở Đại học Công nghệ Texas (Mỹ), phân tử nimbolide chiết xuất từ cây sầu đâu có tiềm năng dùng điều trị bệnh ung thư tuyến tụy. Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia phát hiện nimbolide có khả năng trì hoãn 70% tốc độ tiến triển và lây lan các tế bào ung thư tuyến tụy mà không gây tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác.
Ngoài ra, việc dùng thử nghiệm nimbolide còn giảm được số ca tử vong trên bệnh nhân ung thư tuyến tụy, nhờ tác động làm giảm 80% kích thước và số lượng tế bào ung thư. Được biết, ung thư tuyến tụy là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các dạng ung thư, khi có tới 94% bệnh nhân qua đời trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán. |