Năng lượng [ Đăng ngày (05/05/2016) ]
Trao tặng sách: Các công trình nghiên cứu thực nghiệm và tính toán về các đặc trưng của lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt
Mới đây, Cục Năng Lượng Nguyên Tử- Bộ KH&CN đã trao tặng sách “Các công trình nghiên cứu thực nghiệm và tính toán về các đặc trưng của lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt” cho hai đơn vị là Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Đại học Đà Lạt.

Tại Đại học Đà Lạt

Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Năng lượng Nguyên tử, nhận thấy sự cần thiết và giá trị của việc xuất bản tuyển tập các công trình tính toán và thực nghiệm về vật lý và kỹ thuật lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đối với việc nghiên cứu, vận hành, đào tạo cán bộ cũng như trao đổi quốc tế, Cục Năng lượng nguyên tử đã phối hợp với Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tổ chức việc bổ sung và hoàn thiện cuốn tài liệu “Experimental and Theoretial Investigation of  Nuclear Characteristics of the Dalat Research Reactor” và xuất bản với tên gọi mới là “ Experimental and Calculational Works on Characteristics of  THE DALA THE  RESEARCH  REACTOR.

Cuốn tài liệu này gồm 26 công trình tiêu biểu, có tính hệ thống, được tổng hợp và đúc rút từ những kết quả nghiên cứu và tính toán thực nghiệm quan trọng nhất về vật lý và kỹ thuật Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt thu được trong 30 năm vận hành và khai thác với sự đóng góp của chuyên gia Việt Nam và Liên Xô (cũ), đặc biệt là các cán bộ khoa học, kỹ sư đã và đang công tác tại Trung tâm Lò phản ứng của Viện nghiên cứu hạt nhân.


TS. Hoàng Anh Tuấn, Cục trưởng Cục NLNT trao tặng sách tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt

Được biết, Lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt có tên gọi ban đầu là TRIGA-MARK II, do hãng General Atomics của Hoa Kỳ thiết kế và chế tạo, được xây dựng tại Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam và vận hành từ năm 1963 với công suất nhiệt 250 kW. Tuy nhiên do hoàn cảnh chiến tranh, sau khi đất nước thống nhất với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ) Lò có tên gọi kỹ thuật lúc này là  IVV-9, đạt trạng thái tới hạn lần đầu vào 19g50p ngày 01/11/1983, sử dụng nhiên liệu uranium có độ giàu 36%. Quá trình khởi động vật lý và năng lượng của lò đã được tiến hành và nhiều số liệu khoa học có giá trị đã được đo đạc. Lò với công suất danh định 500kW nhiệt đã được chính thức khánh thành vào ngày 20/3/1984 với các công trình đo đạc thực nghiệm đối với các cấu hình tới hạn và cấu hình làm việc của lò đã được các nhà khoa học hai nước thu được những kết quả khoa học có giá trị.

Tin, ảnh: MH
Theo www.truyenthongkhoahoc.vn(lntrang)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Năng lượng mới  
   



Danh mục và lộ trình loại bỏ thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất thấp
Thủ tướng Chính phủ Quyết định về việc ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới. Theo đó, từ ngày 1/1/2015, không được phép nhập khẩu và sản xuất các thiết bị gia dụng và thiết bị công nghiệp có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.


Phát triển xanh  
 
PTSC trên hành trình chinh phục các dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) và Ørsted (Đan Mạch) - Tập đoàn hàng đầu thế giới về giải pháp năng lượng tái tạo vừa tổ chức thành công hội thảo “hoàn thành nghiệm thu kỹ thuật (Technical Completion) cho dự án Greater Changhua 2b&4”. Tại sự kiện này, Ørsted đã trao chứng nhận “hoàn thành nghiệm thu kỹ thuật” cho 33 chân đế điện gió ngoài khơi do PTSC chế tạo.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->