Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (25/04/2016) ]
|
Xác định thành phần giống loài ký sinh trùng trên cá lóc (Channa striata) giai đoạn giống đến nuôi thương phẩm
|
|
Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá lóc thương phẩm nhưng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cá.
|
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, khi nhiễm với số lượng lớn sẽ làm cá sinh trưởng chậm, thậm chí gây chết hàng loạt, đặc biệt ở giai đoạn cá giống, đồng thời mở đường cho các tác nhân vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập, ảnh hưởng đến năng suất nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, đề tài “Xác định thành phần giống loài ký sinh trùng trên cá lóc (Channa striata) giai đoạn giống đến nuôi thương phẩm” được các nhà khoa học ĐH Cần Thơ thực hiện nhằm cung cấp những thông tin mới nhất về bệnh ký sinh trùng ở cá lóc, góp phần hỗ trợ cho người nuôi trong việc chăm sóc sức khỏe cá nuôi hiệu quả hơn.
Đề tài khảo sát thành phần loài ký sinh trùng được thực hiện ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2014. Tổng cộng có 78 mẫu cá lóc (39 mẫu cá giống và 39 mẫu cá thương phẩm) được quan sát dấu hiệu bệnh lý và soi tươi để kiểm tra ký sinh trùng. Kết quả cho thấy có 7 giống ký sinh trùng là Trichodina, Epistylis, Apiosoma, Dactylogyrus, Gyrodactylus, Pallisentis và Spinitectus. Trong đó có 5 giống ký sinh trên da, mang và 2 giống ký sinh trong ruột. Số lượng ký sinh trùng nhiễm trên cá lóc phụ thuộc vào thành phần giống loài và cơ quan ký sinh. Ký sinh trùng có tỷ lệ nhiễm cao nhất là Trichodina (1-183 trùng/thị trường 10X) và thấp nhất là Dactylogyrus (1 trùng/thị trường 10X). Thành phần ký sinh trùng trên cá giống đa dạng hơn so với cá thương phẩm. Hầu hết các mẫu cá có dấu hiệu xuất huyết, lở loét thường có số lượng ký sinh trùng nhiễm nhiều hơn mẫu cá khỏe. |
ntbtra
Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (số 40-2015) |