Năng lượng
[ Đăng ngày (21/04/2016) ]
|
Vật liệu mở ra hướng đi mới cho tế bào điện quang nhiệt trong việc tạo ra năng lượng dù ở trong bóng tối
|
|
Các nhà khoa học vừa phát triển một vật liệu quang từ tính, với đặc tính ưu việt có thể mở ra một cuộc cách mạng trong ngành năng lượng.
|
Được phát triển bởi các nhà khoa học Đại học quốc gia Úc và Đại học Berkeley, với phiên bản đầu tiên là một thiết bị có thể khai thác hiệu quả đặc tính của tế bào điện quang nhiệt. Các tế bào này cho phép tạo ra năng lượng mà không cần tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, thông qua đặc tính hấp thụ bức xạ hồng ngoại đặc biệt và tạo ra điện.
Để tạo ra được vật liệu, nhóm nghiên cứu đã kết hợp 20 lớp vật liệu nano vàng và magie clorua (với độ dày mỗi lớp chỉ từ 30 nm đến 45 nm), các lớp vật liệu này được xếp chồng lên nhau và được đặt trên một tấm vật liệu silicon – nitride. Sau đó sử dụng một thiết bị cắt nano để cắt một đường dài, tạo nên khoảng trống giữa các lớp vật liệu.
Các công đoạn này sẽ tạo ra một hiện tượng được gọi là “sự phân tán từ trường hyperbol” – cách ánh sáng phản ứng đối với từng loại vật liệu khác nhau. Cũng như hình ảnh từ một thấu kính lồi bằng thủy tinh sẽ tạo ra hình ảnh là hình cầu hoặc hình elip do sự phân tán này.
Vật liệu này sẽ tạo ra sự tương tác cực kỳ mạnh mẽ với các thành phần từ tính của ánh sáng, tức là đặc tính phân tán sẽ diễn ra theo dạng hyperbol, làm phân cực phát xạ nhiệt. Nói cách khác, vật liệu sẽ sáng rực theo cách khác thường khi bị bức xạ hồng ngoài tác động.
Theo nhóm nghiên cứu, bên cạnh việc tăng hiệu quả trong sản xuất điện năng trong điều kiện thiếu sáng, công nghệ còn có thể ứng dụng kết hợp với lò sưởi để tạo ra năng lượng hoặc tích hợp vào các phương tiện giao thông để tái chế bức xạ nhiệt thành điện năng. |
tdkhiem (Tổng hợp)
|