Ảnh minh họa
Tuy nhiên, hiện nay có ít nghiên cứu về vấn đề này nhất là sự biến đổi của các dạng đạm trong nước thải ao nuôi thâm canh cá tra khi thủy canh cỏ mồm mỡ. Do đó, các nhà khoa học ĐH Cần Thơ và ĐH Đồng Tháp đã tiến hành thực hiện nghiên cứu này.
Cây mồm mỡ (Hymenachne acutigluma) được trồng trong nước thải ao nuôi thâm canh cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) có nồng độ đạm vô cơ lần lượt là 5, 10, 20, 30 và 40 mg/L, tương ứng với lượng đạm vô cơ đã khảo sát được trong nước thải ao nuôi, nghiệm thức đối chứng nước thải ao nuôi cá tra không có thực vật. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Chất lượng nước được đánh giá định kỳ mỗi tuần trong 6 tuần và sinh khối của thực vật được đánh giá khi bắt đầu và kết thúc thí nghiệm. Cỏ mồm mỡ có khả năng giúp giảm NH4-N, NO2-N, NO3-N và TKN tương ứng 69,7-96,9; 96,6-97,3; 99,3-99,9; 48,5-73,5%. Ngoài ra, cỏ mồm mỡ còn giúp giảm TP và PO4-P với 84,8-95,6 và 85,7-92,5% so với thời điểm bắt đầu thí nghiệm. Bên cạnh đó, sinh khối tươi và khô của mồm mỡ ở nồng độ đạm 30-40 mg/L cao hơn các nghiệm thức còn lại. Kết quả ghi nhận, ở nồng độ đạm hòa tan càng cao thì cỏ mồm mỡ có kinh khối càng cao và loại bỏ đạm, lân trong nước thải càng nhiều. Qua đó cho thấy, mồm mỡ có tiềm năng trong ứng dụng vào các hệ thống đất ngập nước để xử lý nước thải ao nuôi thâm canh cá tra có nồng độ đạm hòa tan 5-40 mg N/L. |