Ảnh minh họa
Do đó, đề tài “Sử dụng phân hữu cơ bùn đáy ao nuôi thâm canh tôm thẻ trồng cải ngọt (Brassica integrifolia) tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau” được các nhà khoa học ĐH Cần Thơ thực hiện với mục tiêu là đánh giá sự tăng trưởng, năng suất và lợi nhuận trồng cải ngọt từ phân hữu cơ bùn đáy ao nuôi thâm canh tôm thẻ.
Phân hữu cơ bùn đáy ao nuôi thâm canh tôm được sử dụng trồng cải ngọt liên tiếp trong 2 vụ nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và lợi nhuận của mỗi vụ. Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của phân composst bùn đáy ao nuôi tôm đến sự sinh trưởng của cải ngọt tại huyện Đầm Dơi. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự sinh trưởng cải ngọt của nghiệm thức bón kết hợp 1kg/m2 phân hữu cơ và 0,014kg/m2 phân NPK (16-16-8) khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng. Trung bình chiều cao thân cây 21,53± 0,23 cm, chiều dài lá 13,47±0,37 cm và chiều rộng lá 10,1±0,26 cm. Nghiệm thức đối chứng có chiều cao thân cây, chiều dài lá, chiều rộng lá lần lượt là 18,93±0,98 cm, 11,57±0,72 cm và 8,27±0,24 cm sau 5 tuần gieo trồng. Năng suất cải ngọt của nghiệm thức bón kết hợp phân hữu cơ và phân NPK (16-16-8) (2,68 - 2,86 kg/m2) cao khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (1,72-1,85 kg/m2) và nghiệm thức phân hữu cơ (1,79-1,88 kg/m2). Sử dụng phân hữu cơ và phân NPK (16-16-8) trồng cải ngọt đạt được lợi nhuận là 33.326 đồng/m2/vụ cao hơn nghiệm thức đối chứng (19.135 đồng/m2/vụ) và nghiệm thức chỉ bón phân hữu cơ (19.025 đồng/m2/vụ). |