Tự nhiên [ Đăng ngày (30/01/2016) ]
Ảnh hưởng của cao trình đến khả năng tích lũy carbon dưới mặt đất của rừng ngập mặn cồn Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, do vậy có tác động lớn đến khả năng điều hòa khí hậu.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, sinh trưởng và phân bố của các loài cây rừng ngập mặn phần lớn phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên như địa hình, yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh trưởng và sự tích lũy carbon của rừng, đặc biệt là khả năng tích lũy carbon trong đất.

Nghiên cứu được các nhà khoa học ĐH Cần Thơ nhằm tính toán lượng carbon tích lũy dưới mặt đất rừng ngập mặn trên ba dạng địa hình tương ứng ba loài cây chiếm ưu thế là Vẹt Tách (Avicennia alba) tại địa hình cao, Đước Đôi (Rhizophora apiculata Blume) tại địa hình trung bình và Mắm Trắng (Bruguiera parviflora) tại địa hình thấp ở cồn Ông Trang làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường và đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ rừng. Áp dụng phương pháp lập ô định vị của Kauffman & Donato (2012) trên mỗi dạng địa hình lập ba ô tiêu chuẩn theo dạng hình tròn, tại mỗi ô tiêu chuẩn đo đạc đường kính thân cây ngang ngực (DBH1,3) và thu mẫu đất để tính toán khả năng tích lũy carbon rễ cây và carbon đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tích lũy carbon rễ tại địa hình trung bình (Đước Đôi) cao nhất 38,14 tấn/ha, tiếp theo là địa hình cao (Vẹt Tách) 30,21 tấn/ha, thấp nhất là địa hình thấp (Mắm Trắng) là 21,17 tấn/ha. Tích lũy carbon đất cao nhất tại địa hình thấp (Mắm Trắng) với giá trị 304,70 tấn/ha, tiếp theo là địa hình cao (Vẹt Tách) 303,88 tấn/ha và thấp nhất là địa hình trung bình (Đước Đôi) 292,55 tấn/ha. Tích lũy carbon giữa các tầng đất khác biệt có ý nghĩa thống kê và tăng dần khi càng xuống sâu.

ntbtra
Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (số MT2015)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
 
Lắng nghe bản thân
Nhằm hướng đến một lối sống an bình, tích cực, không lo âu. Sống cho giây phút hiện tại, chậm rãi quan sát và ghi nhận mọi thứ chính là mục tiêu của sống tỉnh thức. Dường như trong cuộc đời mỗi người đều đều sẽ phải trải qua những khoảng thời gian rơi vào guồng quay của công việc: ngày đi làm, tối về việc gia đình, rồi đi ngủ, sáng hôm sau một chu trình như vậy lại được lặp lại. Những lúc như thế nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ép buộc bản thân mình quá mà hãy để cơ thể và tâm trí bạn có cơ hội để nghỉ ngơi.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->