Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (15/10/2015) ]
|
Đánh giá khả năng cung cấp dưỡng chất bản địa của đất cho cây mía trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long
|
|
Sự kết hợp phù hợp giữa tưới nước và bón cân đối kali với đạm và lân góp phần tăng năng suất và chất lượng mía.
|
Ảnh minh họa
Kết quả điều tra cho thấy hầu hết nông dân chỉ bón đạm và lân với lượng cách biệt rất lớn và nhiều năm không sử dụng phân kali ở Cù Lao Dung – Sóc Trăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mía mà còn giảm hiệu quả sử dụng phân bón. Vì vậy, cần thiết phải đánh giá khả năng cung cấp dưỡng chất từ đất nhằm xác định chính các hơn lượng phân bón cần bổ sung để đạt được năng suất tối hảo. Do đó, đề tài được các nhà khoa học thuộc Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm mục tiêu xác định khả năng cung cấp dưỡng chất bản địa của đất và hấp thu dinh dưỡng NPK của cây mía ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định khả năng cung cấp dưỡng chất bản địa của đất và hấp thu dinh dưỡng NPK của cây mía ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức phân bón (NPK, NP, NK và PK) trên đất phù sa ở Cù Lao Dung – Sóc Trăng và Long Mỹ - Hậu Giang. Kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng cung cấp dưỡng chất NPK bản địa của đất phù sa trồng mía là 84-109 kg N ha-1; 68- 82 kg P2O5 ha-1 và 401- 577 kg K2O ha-1. Khả năng cung cấp N, P và K từ đất phù sa không đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng cho cây mía đường thông qua đáp ứng năng suất mía. Tổng hấp thu NPK của cây mía trồng trên đất phù sa đạt năng suất 154 – 172 tấn ha-1 là 285 - 296 kg N ha-1; 131 - 148 kg P2O5 ha-1 và 564 - 869 kg K2O ha-1 ở nghiệm thức NPK. Dựa trên kỹ thuật lô khuyết và năng suất mục tiêu cho vùng trồng mía ở Cù Lao Dung và Long Mỹ theo thứ tự là 180 và 160 tấn ha-1 thì công thức phân bón cho hai vùng này là 268N - 91 P2O5 -122 K2O và 269N – 89 P2O5-120 K2O. |
ntbtra
Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (số 39/2015) |