Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (11/10/2015) ]
|
Khả năng hấp thu đạm, lân từ nước thải ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh của cây lúa
|
|
Việc sử dụng nguồn nước thải từ nuôi thủy sản để tưới cho lúa có thể giúp giảm ô nhiễm môi trường nước mặt, giảm lượng phân hóa học sử dụng trên đồng ruộng. Đặc biệt trong nước thải từ các nuôi cá tra thâm canh có các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của cây lúa. Từ đó có thể tăng lợi nhuận cho nông dân, đồng thời góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững bên cạnh việc bảo vệ môi trường.
|
Ảnh minh họa
Nghiên cứu “Khả năng hấp thu đạm, lân từ nước thải ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh của cây lúa” được các nhà khoa học thuộc ĐH Cần Thơ thực hiện trong vụ lúa Đông Xuân tại huyện Vĩnh Thạnh – Cần Thơ. Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu tính khả thi của việc tận dụng dinh dưỡng nước thải ao nuôi cá tra để tưới lúa, hạn chế việc sử dụng phân hóa học trên ruộng.
Thí nghiệm được bố trí trên ruộng lúa của nông dân tại khu vực nghiên cứu gồm bốn (4) nghiệm thức: (1) nước thải + đất ruộng không trồng lúa, (2) nước thải + đất ruộng có trồng lúa và không bón phân, (3) nước thải + bón phân NPK (60N – 40P2O5 – 40K2O), (4) nước thải + bón phân NPK (90N – 60 P2O5 – 60 K2O).
Kết quả nghiên cứu cho thấy: tổng nitơ Kjeldahl (TKN) và tổng lân (TP) đươc xử lý cao nhất ở nghiệm thức (2) lần lượt là 10,14 mg/L và 2,88 mg/L và thấp nhất ở nghiêm thức (4) là 7,75 mg/L và 1,99 mg/L. Trong các giai đoan sinh trưởng, hiêu suất xử lý thấp nhất ở giai đoạn cây mạ đạt 45,99% (TKN) và 37,23% (TP) và cao nhất ở giai đoạn cây lúa vào hạt đạt 72,33% (TKN) và 70,92% (TP). Bên cạnh đó, khi sử dụng nước ao nuôi cá tra thâm canh để tưới cho cánh đồng lúa có thể giảm ít nhất 1/3 lượng phân bón sử dụng trên đồng ruộng mà vẫn duy trì năng suất lúa. |
ntbtra
Theo Tạ p chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (số 39-2015) |