Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (17/09/2015) ]
Ảnh hưởng của dịch chiết lá ổi đến khả năng kháng nấm Colletotrichum musae gây bệnh thán thư trên chuối sau thu hoạch ở điều kiện In-vitro
Nghiên cứu do các tác giả: Nguyễn Thị Đan Huyền, Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Cơ khí - Công nghệ - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết lá ổi đến khả năng kháng nấm Colletotrichum musae gây bệnh thán thư trên chuối sau thu hoạch ở điều kiện In-vitro.

Lá ổi. (Ảnh: Sưu tầm)

Dịch chiết từ lá ổi (Psidium guajava) chứa các hợp chất như flavonoit, tanin, saponin có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn mạnh mẽ nhờ khả năng làm tan tế bào vi sinh vật (Cowan, 1999; Firas A., Hassan F., 2008). Tuy nhiên, các dung môi khác nhau chỉ chiết xuất được một số hợp chất kháng nấm nhất định nên dịch lá ổi được chiết từ các dung môi khác nhau sẽ có hoạt tính kháng nấm không giống nhau, đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và công nhận (Amit Panley, Shweta, 2011; Anju Dhiman et al., 2011).

Hiện nay, các dịch chiết có nguồn gốc tự nhiên như dịch chiết từ lá ổi chưa được nghiên cứu về khả năng kháng các nấm bệnh hại rau quả sau thu hoạch nên mục tiêu của nghiên cứu này là tiến hành đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết lá ổi khi chiết bằng các dung môi khác nhau đến sự hình thành, phát triển của nấm C.muae ở điều kiện in vitro.

Nghiên cứu đánh giá hoạt tính nấm Collectrichum mucae gây bệnh thán thư hại chuối từ dịch lá ổi (Psidium guajava) được chiết từ các loại dung môi khác nhau là metanola, axeton và hexan. Ảnh hưởng của dịch chiết lá ổi đến hình thái tản nấm, sự hình thành sinh khối đã được xác định thông qua đường kính tản nấm, sinh khối khô sợi nấm và sự ức chế bào tử nảy mầm ở điều kiện in vitro.

Dịch lá ổi chiết bằng dung môi axeton và metanola ở nồng độ 8% đã ức chế hoàn toàn sự phát triển đường kính tản nấm sau 192 giờ nuôi cấy trong khi dịch lá ổi chiết từ dung môi hexan chỉ ức chế 13,76%. Nồng độ 4% của dịch lá ổi chiết từ dung môi metanola, axeton và hexan chỉ ức chế tương ứng 77,77%, 85,92% và 11,11% sinh khối khô sợi nấm sau 168 giờ.

Quan sát dưới kính hiển vi sau 12 giờ cho thấy dịch lá ổi chiết từ dung môi metanola và axeton nồng độ 8% ức chế hoàn toàn sự nảy mầm bào tử nấm C.musae, dịch chiết từ dung môi hexan có tỷ lệ bào tử còn nảy mầm cao nhất: 73,33%. Các hợp chất kháng nấm chính được tìm thấy trong lá ổi là tanin, saponin, terpenoit, ancaloit, phlobatanin và flavonoit.

lntrang
Theo TC Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Kỳ 1 – Tháng 7/2015
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->