Xã hội-Nhân văn [ Đăng ngày (15/09/2015) ]
Con người vốn sẵn tính lười
Cơ thể con người tự cảm nhận và tối ưu hóa lượng năng lượng sử dụng, điều chỉnh cho phù hợp với kiểu đi bộ của mỗi người, kết quả là năng lượng chúng ta tiêu hao ít nhất có thể.

Tình nguyện viên tự động điều chỉnh bước đi sao cho tiết kiệm năng lượng nhất. Ảnh: IB Times

Theo các nhà khoa học tại Đại học Simon Fraiser Canada, quá trình này chỉ diễn ra trong vòng một phút. Họ yêu cầu các tình nguyện viên đi bộ trong khi đeo lên người một bộ khung, khiến họ gặp khó khăn để có thể đi lại một cách bình thường. Trong một số thí nghiệm, họ còn tăng thêm lực cản ở đầu gối khiến cho việc đi trở nên khó khăn hơn nữa.

"Thí nghiệm của chúng tôi giống như đưa một người vào một thế giới với những quy luật hoàn toàn mới. Tất cả các cách đi bộ đã hình thành, phát triển qua tiến hóa và thời gian đều trở nên lỗi thời ở 'thế giới' này," trưởng nhóm nghiên cứu Jessica Selinger cho biết.

Theo IB Times, nghiên cứu được công bố trong tạp chí Current Biology (Sinh học hiện đại) hôm 16/8, chỉ ra rằng cơ thể tự động điều chỉnh tần số bước đi để tối ưu hóa năng lượng tiêu thụ chỉ trong vòng một phút, ngay cả khi chỉ tiết kiệm chưa đến 5% năng lượng.

"Chúng tôi thấy rằng mọi người sẵn sàng thay đổi cách họ đi bộ, kể cả dáng đi với những đặc điểm đã được hình thành qua hàng triệu bước đi trong cuộc đời họ. Đổi lại, họ chỉ tiết kiệm được một lượng khá nhỏ năng lượng. Điều này  chứng tỏ hầu hết chúng ta đều muốn làm mọi việc theo cách ít tốn sức nhất, giống như khi chúng ta chọn đường đi bộ ngắn nhất, hoặc chọn ngồi chứ không phải đứng", thành viên nhóm nghiên cứu Max Donelan cho biết.

"Có thể nói bệnh 'lười' cũng có căn cứ sinh lý học của nó, điều này được minh chứng ngay đối với hoạt động đơn giản như đi bộ, hệ thần kinh tiềm thức của chúng ta luôn giám sát việc sử dụng năng lượng và liên tục tối ưu hóa mô hình chuyển động để chúng ta di chuyển càng đỡ tốn sức càng tốt."

"Cảm nhận và tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng một cách nhanh chóng và chính xác là một thành tích ấn tượng của hệ thống thần kinh. Muốn làm biếng thực ra người ta phải rất thông minh," Selinger nhận xét.

Trịnh Tùng
Theo www.vnexpress.net (pcmy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú xuất phát từ u quái giáp và cách tiếp cận liên chuyên khoa
Ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú xuất phát từ u quái giáp (PTC) là một thể bệnh lâm sàng cực kỳ hiếm gặp. Biểu hiện lâm sàng, tiêu chuẩn chẩn đoán, phương pháp điều trị còn nhiều điều chưa rõ ràng do sự thiếu hụt về cơ sở dữ liệu. Trần Nhật Huy - Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận một ca lâm sàng về thể bệnh này và cho thấy sự hiệu quả của việc phối hợp các chuyên khoa khác nhau nhằm đạt được sự tối ưu trong việc quản lý và điều trị cho bệnh nhân.


Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->