Ảnh minh hoạ
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của nông hộ và hiệu quả kinh tế các xuất kiểu sử dụng đất trên vùng đất phèn xã Minh Thuận thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Kiên Giang. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi chuẩn được áp dụng để thu thập số liệu.Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình kinh tế - xã hội của vùng còn kém phát triển. Đa phần người dân là nông dân nghèo, ít tư liệu sản xuất, trình độ học vấn và khoa học kỹ thuật còn thấp. Trong vùng có 7 kiểu sử dụng đất: Lúa (KSD 1); Lúa + Mía + Khóm (KSD 2); Lúa + Gừng (KSD 3); Lúa + Mía + Gừng (KSD 4); Mía + khóm (KSD 5); Mía + Gừng (KSD 6) và Chuyên màu (KSD 7). Theo tính toán từ số liệu điều tra, cây màu cho lợi nhuận cao nhất (trung bình đạt 59,000 triệu đồng/ha) rồi đến cây khóm (trung bình đạt 33,062 triệu đồng/ha) sau đó là cây mía (trung bình đạt 18,541 triệu đồng/ha). Tuy nhiên, cây khóm là cây trồng cho B/C cao nhất là 2,09), rồi đến cây màu là 1,36 và sau đó là cây mía là 0,58. Riêng cây lúa thì cho lợi nhuận thấp nhất đạt từ 4,221 đến 4,347 triệu đồng/ha, và B/C cũng thấp nhất từ 0,33 đến 0,47.
Qua thời gian thực hiện, kết quả cho thấy thực trạng canh tác tại vùng đệm xã Minh Thuận huyện U Minh còn nhiều khó khăn. Trình độ văn hóa của người tham gia lao động trực tiếp còn thấp, làm hạn chế trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật. Kinh tế nông hộ còn nghèo, đa phần thiếu vốn sản xuất. Trong các KSD đất, thì KSD chuyên màu cho lợi nhuận cao nhất, sau đó đến cây khóm và cây mía rất thấp là cây lúa. Tuy nhiên, về B/C, thì cây khóm đạt cao nhất, kế đến cây màu và cây mía, thấp nhất là cây lúa. Qua điều tra khảo sát thực tế cho thấy, nông- dân do thiếu vốn, chưa tiếp cận nhiều khoa học kỹ thuật nên chưa đầu tư đúng mức và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật canh tác cũng như phòng trừ sâu bệnh nên tùy theo sự đầu tư trên từng KSD đất mà hiệu quả của từng loại cây trồng khác nhau. |