Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (26/08/2015) ]
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác đến tính chất nông sinh học đất cát ven biển trồng Cây Phi lao huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Nghiên cứu do các tác giả Đinh Hồng Duyên, Nguyễn Tú Điệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện nhằm đánh giá một số tính chất nông sinh học đất cát ven biển vùng trồng và không trồng cây phi lao ở Thanh Hóa để khẳng định vai trò của thảm thực vật trên đất cát và đưa ra giải pháp canh tác nhằm nâng cao hiệu quả trồng cây phi lao ven biển và góp phần cải tạo đất cát.

Cây phi lao trồng ven biển. (Ảnh: Sưu tầm)

Hiện nay, người dân vùng Quảng Xương đã trồng các loại cây ven biển, trong đó có cây phi lao. Tuy nhiên, đất cát nói chung và đất cát ven biển Quảng Xương nói riêng có nhiều yếu tố hạn chế như: thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém, thường bị khô hạn, bị nhiễm mặn,… nên cây phi lao khi trồng thường sinh trưởng, phát triển kém. Ngoài ra, người dân ven biển Quảng Xương thường áp dụng những kinh nghiệm vốn có của mình để trồng cây và không áp dụng bất cứ biện pháp canh tác nào nên hiệu quả trồng cây vẫn chưa cao, tỷ lệ cây sống khi trồng chỉ đạt 50 – 60%.

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng hiện tượng cát bay, cát chảy ở vùng trồng cây phi lao ít hơn ở vùng không trồng cây phi lao. Cây phi lao ngoài khả năng chắn cát, chắn gió,…còn có giá trị kinh tế cao: khai thác vỏ phi lao để trích ta-nanh phục vụ vào việc nhuộm vải, làm lưới đánh cá hay dùng cho y học,…

Đánh giá một số tính chất nông sinh học đất cát ven biển vùng trồng và không trồng cây phi lao ở Thanh Hóa cho thấy, đất mặn nhẹ, thành phần cơ giới nhẹ, dung tích hấp phụ thấp, nghèo dinh dưỡng tổng và dễ tiêu, số lượng và thành phần vi sinh vật thấp, không thấy xuất hiện nấm rễ và giun. Việc duy trì thảm thực vật khác nhau trên đất cát tại khu vực nghiên cứu đem lại sự cải thiện nhưng không nhiều về giá trị pH, hàm lượng kali tổng số, hàm lượng các bon hữu cơ; tuy nhiên lại có sự thay đổi khá rõ rệt về số lượng, thành phần vi sinh vật trong đất.

Nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm các biện pháp canh tác khi trồng cây phi lao với 8 công thức (CT) thí nghiệm:

- CT1: Đối chứng – Canh tác như của người dân địa phương;

- CT2: Bón phân chuồng;

- CT3: Bón chế phẩm vi sinh vật;

- CT4: Trồng xen canh muối biển;

- CT5: Bón phân chuồng + Bón chế phẩm vi sinh vật;

- CT6: Bón phân chuồng + Trồng xen canh muống biển;

- CT7: Bón chế phẩm vi sinh vật + Trồng xen canh muống biển;

- CT8: Bón phân chuồng + Trồng xen canh muống biển + Bón chế phẩm vi sinh vật.

Sau 4 tháng trồng phi lao kết hợp các biện pháp canh tác khác nhau kết quả cho thấy: Tính chất đất ở các công thức thí nghiệm so với đối chứng có sự cải thiện khá rõ rệt, dễ thấy nhất là hàm lượng các bon hữu cơ; lân, kali dễ tiêu; số lượng, thành phần vi sinh vật trong đất được nâng lên đáng kể; ở tất cả các công thức có sử dụng các biện pháp canh tác, cây có đường kính thân to hơn, cây cao hơn, phân nhiều cành nhánh hơn.

Đặc biệt là ở CT8, tỷ lệ cây sống đạt 100%, cây phát triển cao hơn, thân to hơn và nhiều nhánh hơn (Thân to hơn 2,27 mm, cao thêm 18,2 cm và tăng thêm 9 nhánh/cây) so với trước thí nghiệm; kết quả cũng cho thấy: Công thức xen canh muống biển (CT4) và công thức bón phân chuồng(CT2) cũng sẽ cho những hiệu quả tố hơn nhiều so với chỉ trồng cây phi lao theo kinh nghiệm hiện nay của người dân.

lntrang
Theo TC Nông nghiệp và PPTNT, Kỳ 1- 6/2015
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->