Tự nhiên [ Đăng ngày (20/08/2015) ]
Ứng dụng vi khuẩn chuyển hóa nitơ Pseudomonas stutzeri và vi khuẩn tích lũy Polyphosphate Bacillus subtilis để loại bỏ đạm, lân trong quy trình xử lý nước thải lò giết mổ gia cầm
Nước thải ra từ cơ sở giết mổ gia cầm có chứa chủ yếu là các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ (chất béo, protein, cellulose…), các chất rắn lơ lửng, các chất keo tụ. Trong đó, hợp chất của nitơ, photpho được gọi là thành phần dinh dưỡng và là đối tượng gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước được thải ra thông qua các quá trình sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp.

Ảnh minh họa

Dựa vào thành phần và tính chất của nước thải lò giết mổ gia cầm và để mang lại hiệu quả cao trong xử lý thì cần ứng dụng dây chuyền công nghệ kết hợp các quá trình cơ học, hóa-lý và sinh học.

Trong đó, xử lý sinh học là giai đoạn chính để loại các chất ô nhiễm hữu cơ và các chất dinh dưỡng chứa nitơ và photpho. Hiện nay, các dòng vi sinh vật đã được phân lập và tuyển chọn như vi khuẩn Pseudomonas stutzeri dòng D3b và Bacillus subtilis dòng DTT.001L đã thể hiện tính ưu việt trong quá trình loại bỏ đạm, chuyển hoá lân hòa tan đối với nhiều loại nước thải như nước thải trại chăn nuôi heo, ao nuôi cá tra, nước rỉ rác… xuất phát từ vấn đề trên, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ đã xác định việc “Ứng dụng vi khuẩn chuyển hoá đạm và vi khuẩn tích lũy polyphosphate để loại bỏ N và P trong qui trình xử lý nước thải lò giết mổ gia cầm” là cần thiết với mục tiêu loại bỏ ammonium, nitrit, nitrat và orthophosphate trong nước thải lò mổ gia cầm.

Các chất ô nhiễm đặc trưng của nước thải lò giết mổ gia cầm công nghiệp là phức hợp các chất béo, protein, carbohydrate từ thịt, máu, da và lông, kết quả làm cho nhu cầu oxy sinh học (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng chất rắn (TSS) trong nước thải rất cao. Vi khuẩn chuyển hóa nitơ Pseudomonas stutzeri dòng D3b và vi khuẩn tích lũy polyphosphate Bacillus subtilis dòng DTT.001L có khả năng loại bỏ nitơ và chuyển hoá phospho, đặc biệt là hàm lượng ammonium (NH4+) và lân hoà tan (orthophosphate-PO43-) trong qui trình xử lý nước thải từ lò giết mổ gia cầm. Kết quả ghi nhận ở mô hình phòng thí nghiệm (thể tích 10-lít), bổ sung glucose (2,5 g/L), kết hợp với giá bám và sục khí, mật số vi khuẩn dao động trong khoảng 6,68-7,14 log10 cfu/mL, hiệu suất loại bỏ NH4+ từ 98,9%-100% và hiệu suất xử lý PO43- từ 90,6%-100%, pH trung bình 7-9 sau 1 ngày xử lý nhưng hàm lượng COD, TSS, TN còn cao, vượt ngưỡng cho phép của QCVN40:2011/BTNMT. Ứng dụng vào mô hình có thể tích lớn hơn (100-lít); kết quả đạt được là: hàm lượng NH4+, PO43-, TN, TP, COD, TSS, N-NO2-, N-NO3- trong nước thải lò mổ gia cầm đạt loại A theo QCVN40:2011/BTNMT sau 24 giờ ở mô hình 100-L.

ntbtra
Theo Tạp chí Khoa học Trường ĐHCT, số 37/2015
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
 
Lắng nghe bản thân
Nhằm hướng đến một lối sống an bình, tích cực, không lo âu. Sống cho giây phút hiện tại, chậm rãi quan sát và ghi nhận mọi thứ chính là mục tiêu của sống tỉnh thức. Dường như trong cuộc đời mỗi người đều đều sẽ phải trải qua những khoảng thời gian rơi vào guồng quay của công việc: ngày đi làm, tối về việc gia đình, rồi đi ngủ, sáng hôm sau một chu trình như vậy lại được lặp lại. Những lúc như thế nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ép buộc bản thân mình quá mà hãy để cơ thể và tâm trí bạn có cơ hội để nghỉ ngơi.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->