Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (12/08/2015) ]
|
Đánh giá khả năng xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng bể lọc sinh học nhỏ giọt với giá thể mụn dừa và giá thể mùn cưa
|
|
Bên cạnh những thành quả đạt được thì ngành chế biến thủy sản cũng phải đối mặt với những vấn đề môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do những phụ phế phẩm phát sinh trong quá trình chế biến thủy sản tồn tại ở dạng chất thải rắn và nước thải (máu, thịt vụn, xương…) gây ra.
|
Ảnh minh họa
Nghiên cứu “Đánh giá khả năng xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng bể lọc sinh học nhỏ giọt với giá thể mụn dừa và giá thể mùn cưa” được các nhà khoa học thuộc Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên – ĐH Cần Thơ tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chế biến thủy sản của mô hình bể lọc sinh học nhỏ giọt với giá thể làm từ các vật liệu địa phương.
Thí nghiệm được tiến hành trên 02 mô hình bể lọc sinh học nhỏ giọt ở quy mô phòng thí nghiệm. Các chỉ tiêu đánh giá gồm pH, DO, SS, COD, BOD5, Ntổng, Ptổng, NH4+, NO3-. Kết quảvận hành với tải lượng nạp 162 L/m2*ngày-1, tỷ lệ hoàn lưu 150% cho thấy nước thải sau xử lý của cả 2 mô hình có các chỉ tiêu pH, N tổng đạt loại A QCVN 11:2008/BTNMT; Ptổng đạt loại B QCVN 40:2011/BTNMT. Với lưu lượng 180 L/m2*ngày-1, tỉ lệ hoàn lưu là 150%, nước thải sau xử lý của mô hình sử dụng giá thể mụn dừa có các chỉ tiêu pH, Ntổng, SS đạt loại A QCVN11:2008/BTNMT; Ptổng đạt loại A QCVN 40:2011/BTNMT; nước thải sau xử lý của mô hình giá thể mùn cưa có các chỉ tiêu pH, Ntổng, NH4+ đạt loại A QCVN11:2008/BTNMT; nồng độ Ptổng đạt loại A QCVN 40:2011/BTNMT. Kết quả nghiên cứu cho thấy tận dụng mùn cưa và mụn dừa làm giá thể cho bể lọc sinh học nhỏ giọt để xử lý nước thải tiết kiệm được chi phí đầu tư và mang lại hiệu quả xử lý khá cao. |
ntbtra
Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (số 37 - 2015) |