Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (05/08/2015) ]
Ảnh hưởng của độ kiềm lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
Trong vài năm gần đây việc sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến đã được áp dụng phổ biến nhưng việc quản lý môi trường còn gặp khó khăn, trong đó độ kiềm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường ương tôm.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, các nghiên cứu về ảnh hưởng của độ kiềm đối với tôm càng xanh chưa nhiều. Để góp phần cung cấp thêm dữ liệu cho các nghiên cứu sâu hơn cũng như ứng dụng vào thực tế, các nhà khoa học thuộc học khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ đã tiến hành thực hiện nghiên cứu này.  

Nghiên cứu tìm ra độ kiềm thích hợp cho tăng trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh nhằm ứng dụng cho quy trình sản xuất giống tôm càng xanh. Nghiên cứu gồm 5 nghiệm thức lần lượt ở các độ kiềm là (i) 80 mg CaCO3/L, (ii) 100 mg CaCO3/L, (iii) 120 mg CaCO3/L, (iv) 140 mg CaCO3/L và (v) 160 mg CaCO3/L, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bể ương ấu trùng có thể tích 120 lít/bể, độ mặn 12‰, mật độ 60 con/lít, ương tôm theo qui trình nước xanh cải tiến. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố môi trường như nhiệt độ, oxy hòa tan và pH trong suốt quá trình ương nằm trong khoảng thích hợp cho ấu trùng và hậu ấu trùng tôm phát triển tốt. Chiều dài của PL15 ở môi trường độ kiềm 100 mg CaCO3/L (9,21±0,7 mm) cao nhất nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với môi trường độ kiềm 80 mg CaCO3/L, 120 mg CaCO3/L và 140 mg CaCO3/L. Ở môi trường độ kiềm 160 mg có chiều dài PL15 (8,4±0,81 mm) thấp nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Chỉ số biến thái qua các ngày ương ở môi trường độ kiềm 80 mg CaCO3/L và 100 mg CaCO3/L cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các môi trường độ kiềm còn lại. Tỷ lệ sống của tôm ở môi trường độ kiềm 100 mg CaCO3/L (47,6±4,7%) cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với môi trường có độ kiềm 140 mg CaCO3/L và 160 mg CaCO3/L nhưng không khác (p<0,05) so với môi trường có độ kiềm 80 mg CaCO3/L và 120 mg CaCO3/L. Vậy độ kiềm thích hợp nhất cho ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh là 100 mg CaCO3/L.

ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 3+4, 2015)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->