Tự nhiên
[ Đăng ngày (24/07/2015) ]
|
Lập địa và vùng trồng thích hợp loài Bách tán Đài Loan (Taiwnia crytomerioides Hayyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên, Văn Bản, Lào Cai
|
|
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Trọng Bình, Đỗ Anh Tuân – Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo tồn tại chỗ quần thể Bách tán Đài Loan mọc tự nhiên và bảo tồn chuyển chỗ đến nơi sống phù hợp với đặc điểm sinh thái của loài Bách tán Đài Loan tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên, Văn Bản, Lào Cai.
|
Bách tán Đài Loan (Ảnh: Sưu tầm).
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hoàng Liên – Văn Bàn thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, là nơi hiện diện nhiều kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới núi thấp, núi trung bình và núi cao. Tại đây tính đa dạng sinh học khá phong phú, đặc biệt khu vực còn là cái nôi của một số loài động thực vật quý hiếm có tầm quốc gia và quốc tế; trong đó có loài Bách tán Đài Loan (Taiwania crytomerioides Hayyta), chưa từng được ghi nhận tại bất cứ nơi nào khác trên lãnh thổ Việt Nam. Để bảo vệ và phát triển loài tại khu vực này thì việc làm cần thiết là có những nghiên cứu tập trung về đất đai, đánh giá mức độ phù hợp của Bách tán Đài Loan tại khu vực, kết quả sẽ là cơ sở cho việc xác định các lập địa thích hợp cao để phát triển loài trong khu BTTN hiện nay.
Bách tán Đài Loan là loài cây có giá trị bảo tồn cao tại Khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm lập địa và vùng thích hợp cho loài cây này có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn và phát triển loài cây này. Thông qua điều tra theo tuyến trên 3 tuyến chính và 12 OTC ở các đai khác nhau, cho thấy Bách tán Đài Loan phân bố của loài là phân bố chủ yếu ở vùng cao (>1500 m), độ dốc lớn (>30º) và đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ và tầng dày. Kết quả sử dụng phương pháp chồng ghép sinh thái cho một số nhân tố lập địa (như độ cao, độ dốc, độ dày và thành phần cơ giới của đất) đã xác định được vùng thích hợp cho loài cây này chiếm tới 51,71% tổng diện tích của Khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn. Đây là cơ sở ban đầu cho việc xác định phân vùng bảo tồn và phát triển loài tại khu vực.
Qua nghiên cứu, nhóm tác giả đã kiến nghị cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đất đai tại khu vực, đặc biệt là nơi trồng mới nhằm đảm bảo nguyên tắc “đất nào cây ấy”. Từ đó, có biện pháp cải thiện điều kiện đất và gây trồng Bách tán Đài Loan sinh trưởng, phát triển tốt hơn. |
lntrang
Theo TC NN&PTNT, Kỳ 2 – Tháng 5/2015 |