Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (11/07/2015) ]
|
Ảnh hưởng của mức độ chọn lọc và tuổi cá bố mẹ lên sinh trưởng của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus) giai đoạn nuôi thương phẩm
|
|
Nghiên cứu do các tác giả Dương Thúy Yên, Trịnh Thu Phương – Trường Đại học Cần Thơ và tác giả Dương Nhựt Long – Chi cục Thuỷ sản thành phố Cần Thơ thực hiện.
|
Nghiên cứu này nhằm xác định hệ số di truyền thực về tăng trưởng với 2 mức độ chọn lọc hàng loạt (cá có khối lượng lớn nhất ở mức 5% và 25% của đường phân phối chuẩn) và tìm hiểu ảnh hưởng của tuổi cá bố mẹ lên tăng trưởng của dòng cá rô đầu vuông (ĐV) giai đoạn nuôi thương phẩm. Bốn nghiệm thức cá rô ĐV là đàn con của cá bố mẹ G1 (10 tháng tuổi) chọn lọc ở mức 5% (G2-CL1) và 25% (G2-CL2), cá bố mẹ ngẫu nhiên (G2-NN) và cá bố mẹ ban đầu 26 tháng tuổi (G1-0). Cá giống 2 tháng tuổi (4,6 - 6,4g) được nuôi trong giai với mật độ100 con/2m2, mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Cá được cho ăn thức ăn viên có hàm lượng đạm giảm từ 40% xuống 30% theo thời gian nuôi.
Qua thời gian thực hiện, kết quả cho thấy, tỷ lệ sống của cá tương đương giữa các nghiệm thức (p>0,05), đạt từ 82,8 – 94,8%. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của nhóm cá chọn lọc (1,53 - 1,58) thấp hơn cá ngẫu nhiên (1,82±0,49). Tăng trưởng của cá G2-CL1 nhanh nhất, khối lượng cuối (126,4±25,2) tăng 43,6% so với cá không chọn lọc. Hệ số di truyền về khối lượng ở mức chọn lọc 5% là 0,31±0,16 và ở mức chọn lọc 25% là ~ 0. Tuổi cá bố mẹ (10 và 26 tháng) không ảnh hưởng đến tăng trưởng và FCR của cá rô đầu vuông. |
T.H
Theo Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 37b (2015) |