Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (24/06/2015) ]
|
Xác định liều lượng phân kali thích hợp cho giống lúa nếp cái hạt cau gieo cấy tại một số huyện của tỉnh Thanh Hóa
|
|
Giống lúa nếp Cái Hạt Cau là một giống lúa nếp đặc sản rất được ưa chuộng bởi độ dẻo cao, hương thơm đặc trưng và dạng hạt gạo tròn, trắng muốt.
|
Ảnh minh họa
Khi tăng trưởng phân bón kali thì thời gian sinh trưởng của cây lúa rút ngắn 2-4 ngày, chiều cao cây có xu thế giảm dần, số nhánh hữu hiệu/khóm tăng dần ở mức bón phân kali từ 0 đến 75 kg K2O/ha, sau đó số nhánh cũng có xu hướng giảm, tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn so với không bón phân kali. Khi tăng trưởng bón kali các loại sâu bệnh hại có xu thế giảm dần. kali có tác dụng làm giảm chiều dài lóng, tăng đường kính và độ dày của 2 lóng thân sát gốc của cây lúa nên tăng khả năng chống đổ của lúa nếp Cái Hạt Cau. Trên nền 7 tấn phân chuồng + 400 kg vôi bột CaO + 60 kg N + 75 kg P2O5/ha, liều lượng phân kali thích hợp tại các điểm nghiên cứu là 75 kg P2O5/ha, cây lúa sinh trưởng, phát triển cân đối, chống chịu sâu bệnh tốt, khả năng chống đổ cao, năng suất đạt được cao nhất 43,93 tạ/ha tại xã Thạch Bình, 46,63 tạ/ha tại xã Hà Lĩnh, 47,96 tạ/ha tại xã Thạch Lập. Lãi ròng đạt từ 11.300.000 đồng/ha, lợi nhuận cận biên đạt từ 7,5 đến 7,8 lần.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Trần Thị Ân và Nguyễn Bá Thông thuộc trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa. |
ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 3+4, 2015) |