Tự nhiên
[ Đăng ngày (23/06/2015) ]
|
Vai trò của vi rút (dịch lọc) đến hiện tượng sưng vòi trên Tu hài (Lutraria philippinarum Reeve, 1854) nuôi trong các điều kiện môi trường khác nhau
|
|
Nghiên cứu do các tác giả: Trương Thị Mỹ Hạnh, Đặng Thị Lụa, Phan Thị Vân – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản.
|
Tu hài (Ảnh: Sưu tầm).
Từ cuối năm 2011 đến nay hiện tượng tu hài sưng vòi chết hàng loạt diễn ra khắp các vùng nuôi tu hài trên cả nước, gây thiệt hại nghiêm trọng đến nghề nuôi tu hài. Để hiểu rõ mối quan hệ giữa bệnh sưng vòi tu hài và môi trường, các thí nghiệm đa nhân tố lần lượt được triển khai với sự kết hợp giữa dịch lọc (0,2 µm) tách chiết từ phần vòi của Tu hài sưng vòi tiêm lên tu hài khỏe và nuôi trong các điều kiện pH cao, độ mặn cao và môi trường có chứa vi khuẩn.
Kết quả thí nghiệm cho thấy tu hài có dấu hiệu sưng vòi xuất hiện ở tất cả các lô thí nghiệm có tiêm dịch lọc (0,2 µm). Tỷ lệ chết 100% sau 8 ngày ở nghiệm thức tiêm dịch lọc pH=8,3 và độ mặn 33‰ và sau 15 ngày ở thí nghiệm tiêm dịch lọc nuôi trong điều kiện pH=8,3 và độ mặn 29‰. Thí nghiệm tiêm dịch lọc nuôi trong điều kiện độ mặn 33‰ và pH=7,9 có tỷ lệ chết 66,7% sau 17 ngày và 90,5% tu hài chết sau 18 ngày với nghiệm thức tiêm dịch lọc và nuôi trong điều kiện môi trường pH=7,9, độ mặn 29‰ và có chưa vi khuẩn – mật độ 104 khuẩn lạc/ml.
Kết quả nghiên cứu trên kính hiển vi điện tử cũng phát hiện 100% mẫu vòi tu hài thu từ thí nghiệm tiêm dịch lọc có thể là vi sinh vật hình que giống vi rút (virus like) với kích thước 70-100 nm x 600-1000nm. Nghiên cứu bước đầu nhận định virus like trong dịch lọc (0,2 µm) là tác nhân chính gây bệnh sưng vòi ở tu hài. |
lntrang
Theo TC Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Kỳ 1 – Tháng 4/2015 |