Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (20/06/2015) ]
|
Phân loại tiềm năng phục hồi rừng trên đất sau canh tác nương rẫy tại lưu vực sông Cầu, Tỉnh Bắc Kạn
|
|
Phân loại tiềm năng phục hồi rừng trên đất sau canh tác nương rẫy là một hoạt động quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với sản xuất lâm nghiệp.
|
Ảnh minh họa
Nghiên cứu đã đánh giá và phân loại tiềm năng phục hối rừng trên đất sau canh tác nương rẫy tại lưu vực sông Cầu, tỉnh Bắc Kạn. Tiềm năng phục hồi rừng được đề cập: (i) tiềm năng về đa dạng loài cây tái sinh, (ii) tiềm năng về số lượng và kích thước cây tái sinh, (iii) thời gian phục hồi rừng cần thiết bằng con đường tự nhiên để đáp ứng tiêu chí được công nhận thành rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính đa dạng loài cây gỗ tái sinh chưa cao, có sự khác biệt về nhóm ô tiêu chuẩn giữa 2 thời điểm điều tra (năm 2011 và 2013), các loài cây tái sinh được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm có từ 18 đến 28 loài. Mật độ và chiều cao bình quân của loài cây tái sinh có triển vọng có liên hệ chặt với tổ chức các nhân tố của điều kiện thổ nhưỡng, thời gian canh tác nương rẫy và thời gian phục hồi rừng. Chỉ số “thời gian phục hồi rừng cần thiết để đáp ứng tiêu chí công nhận thành rừng – nct_H” đã được sử dụng để phân loại tiềm năng phục hồi rừng vì nó là chỉ số có tính tổng hợp cao nhất. Tiềm năng phục hồi rừng trên đất sau canh tác nương rẫy đã được phân loại thành 3 nhóm, tương ứng với 3 giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng khác nhau (khoanh nuôi bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng rừng mới). Việc phân loại này không chỉ đảm bảo cơ sở khoa học, mà còn có triển vọng áp dụng vào thực tiễn sản xuất nhờ các bảng tra có tính định lượng cao.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Phạm Văn Điển (Đại học Lâm Nghiệp) và Nguyễn Thị Thu Hoàn (Đại học Nông lâm Thái Nguyên). |
ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 2, 2015) |