Tự nhiên
[ Đăng ngày (15/06/2015) ]
|
Nghiên cứu biến động hình thái lòng dẫn trước và sau khi xây dựng tuyến đê biển vịnh Rạch Giá – Kiên Giang
|
|
Nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng (NBD), tận dụng, khai thác lợi thế về tài nguyên biển nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khu vực, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam được Bộ KH&CN giao thực hiện đề tài này.
|
Ảnh minh họa
Các kết quả nghiên cứu tính toán về chế độ bùn cát và biến hình lòng biển vùng vịnh Rạch Giá cho thấy: lòng vịnh, kể cả trước và sau khi có đê biển, xu thế bồi tụ chiếm ưu thế; tốc độ bồi lắng khoảng 5-10 mm/năm không có tuyến đê và 5-12 mm khi có tuyến đê; biến động địa hình lòng vịnh diễn ra chủ yếu tại vùng lòng hồ (trong đê), còn phía ngoài đê không đáng kể. Xói lở tại khu vực xây dựng cống điều tiết khá lớn, chiều dài hố xói thượng và hạ lưu cống gấp khoảng 1,5-2 lần chiều rộng cống và tốc độ xói khoảng 24-28 cm/năm. Do đó, tính toán thiết kế công trình cần phải có những phương án gia cố tiêu năng phòng xói phù hợp. Kịch bản tính toán dự báo biến động hình thái vẫn còn đơn giản, mới chỉ xét cho bài toán hiện trạng, chưa xét tới nước biển dâng, biến đổi dòng chảy trong sông và lượng phù sa giảm (do các đập thủy điện sẽ được xây dựng trên thượng nguồn sông Mê Kông), do đó diễn biến hình thái trong khu vực nghiên cứu có thể sẽ khác so với kết quả tính. Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu. |
ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 2, 2015) |