Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (04/06/2015) ]
|
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây hoa chuông (Sinningia speciosa) in – vitro ở giai đoạn vườn ươm tại Thừa Thiên – Huế
|
|
Cây hoa chuông có thể được nhân giống bằng hạt, cắt đoạn thân, lá và củ. Các phương pháp nhân giống truyền thống này thường cho hệ số nhân thấp, cần số lượng lớn cây bố mẹ, tốn thời gian và cây giống dễ bị thoái hóa qua quá trình canh tác lâu dài.
|
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, sự khác biệt về điều kiện khí hậu thời tiết của từng vùng, giá thể ươm cây giống in – vitro, chế độ dinh dưỡng cho cây ở vườn ươm…là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây giống trong giai đoạn vườn ươm. Vì vậy, các nhà khoa học tại Đại học Nông Lâm Huế đã tiến hành thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm ra loại giá thể, phân bón lá và thời vụ phù hợp cho cây hoa chuông in – vitro ở giai đoạn vườn ươm.
Kết quả thí nghiệm cho thấy cát là giá thể phù hợp nhất để ươm cây giống hoa chuông in – vitro. Trên giá thể này, sau trồng 5 ngày cây bắt đầu ra rễ mới, sau trồng 11 ngày cây bắt đầu ra lá mới, sau trồng 4 tuần tỷ lệ cây giống đạt yêu cầu 97,78%, chiều cao cây đạt 7,82 cm và số lá trên cây đạt 8,04 lá, cây đồng đều, cứng cáp và lá có màu xanh đậm. Có 5 loại phân bón lá sử dụng đều có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây hoa chuông. Trong đó, phân bón lá Đầu trâu 005 là tốt nhất. Sau trồng 4 tuần tỷ lệ cây giống đạt yêu cầu 100%. Cây giống hoa chuông in – vitro có thể đưa ra trồng ở vườn ươm gần như quanh năm và trong điều kiện thời tiết mát mẻ thì sự sinh trưởng của cây giống hoa chuông in – vitro sẽ rất thuận lợi, tỷ lệ cây sống cao, khối lượng tươi đạt từ 1,29 đến 1,34 g. |
ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 2, 2015) |