Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (02/06/2015) ]
|
Một số đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ vật lý và thành phần hóa học của thân cây luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li) trồng tại Thanh Hóa
|
|
Cây luồng thuộc phân họ tre (Bambusoideae) mọc theo khóm. Rừng luồng được trồng ở một số tỉnh miền núi phía bắc nước ta, tại những vùng đất đỏ bazan, ven sông suối có độ ẩm cao, mùn nhiều.
|
Ảnh minh họa
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học trường ĐH Lâm nghiệp đã bổ sung thêm một số tính chất cơ lý và thành phần hóa học khi nghiên cứu cây luồng trồng tại Thanh Hóa để làm rõ thêm các đặc tính của nguồn nguyên liệu quan trọng này, giúp cho công tác nghiên cứu, định hướng phát triển bền vững, sử dụng cây luồng hợp lý và hiệu quả hơn.
Về cấu tạo hiển vi, ở phần lóng thân cây luồng gồm phần cật và phần ruột có các bó mạch nằm phân tán giữa vô số tế bào mô mềm và sắp xếp không có trật tự…Ở phần ngoài tiếp giáp với biểu bì, bó mạch nhiều và nhỏ, xếp sít nhau. Càng vào phía ruột, bó mạch lớn hơn nhưng số lượng ít hơn. Độ thon của sợi là 148. Tỷ lệ co rút xuyên tâm là 4,42%, co rút tiếp tuyến là 4,49%. Khối lượng thể tích cơ bản là 0,61 g/cm3. Độ bền uống đạt 183 Mpa và mô đun đàn hồi khi uốn tĩnh đạt 13.117 Mpa. Kết quả phân tích hóa học cho thấy: hàm lượng tro chiếm 1,6%, chất chiết xuất trong ete chiếm 1,1%, trong nước lạnh và nước nóng từ 3% đến 8%. Đặc biệt là hàm lượng chất tan trong dung dịch NaOH1% chiếm 17,5%; hàm lượng xenlulo 45,4%, pentozan 19,9% và linhin 24,7%. Những số liệu trên đã cho thấy, thân cây luồng có thể sử dụng làm vật liệu dùng trong xây dựng, chế biến tạo vật liệu compozit, làm nguyên liệu cho sản xuất bột giấy với chất lượng tốt. |
ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 24, 2014) |