Cơ khí [ Đăng ngày (15/05/2015) ]
Động cơ nhẹ nhất nhưng mạnh nhất
Tập đoàn Siemens (CHLB Đức) đã tạo ra một động cơ điện đạt công suất 5kW mà chỉ nặng 1kg (tự trọng), trong khi mức thông thường là 1kW thì bản thân nó đã nặng 2kg.

Với trọng lượng chỉ 50 kg, một động cơ điện của Siemens đã tạo ra công suất 260 kW.

Chính vì thế mà mẫu hàng của Seiemens nhanh chóng được thử nghiệm cho tàu lượn và máy bay.

Loại máy bay thí nghiệm lắp động cơ hiệu suất cao, trọng lượng động cơ chỉ 50 kg nhưng đã đạt công suất 260 kW để quay trục tới 2.500 vòng/phút, mạnh hơn 5 lần các động cơ trước đây, đủ đưa máy bay trọng lượng cất cánh 1.800 kg lên khỏi mặt đất.

Các nhà nghiên cứu nói rằng, họ đã tạo ra một động cơ nhẹ nhưng mạnh mẽ như vậy bằng cách phân tích tất cả các thành phần của động cơ máy bay điện trước đó và kết hợp những cải tiến tối ưu hóa từ vật liệu đến cấu trúc để có mẫu mới.

Họ cũng sử dụng một loạt phương pháp mô phỏng máy tính để tối ưu hóa mô hình động cơ và kết quả đạt được là động cơ nhẹ nhất nhưng mạnh nhất. Các động cơ điện mới của Siemens trực tiếp gắn vào cánh quạt, quay tốc độ 2.500 vòng phút mà không cần qua bộ điều tốc.

So sánh với tàu lượn Solar Impulse 2 được truyền thông nói nhiều, nó có 4 động cơ điện, nhưng mỗi chiếc mới chỉ mới đạt 7,5 kW. Frank Anton, Trưởng ngành không vận của Siemens cho biết sự đổi mới này sẽ cho phép công ty phát triển hàng loạt máy bay hybrid điện có 4 chỗ ngồi và hơn thế.

Được biết Siemens đang tiếp tục tham gia vào một loạt các động cơ xe ô-tô điện, hợp tác với hãng Volvo (Thụy Điển) một dòng xe motor sạc điện nhanh. Ngoài ra còn kết hợp với công ty vận chuyển Norland sản xuất một chiếc phà chở khách bằng điện, trên cơ sở thành công từ động cơ điện hiệu suất cao này.

Trần Văn
Theo www.chinhphu.vn (ntbtra)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu đánh giá lượng chất thải rắn bị rò rỉ ra môi trường khu vực quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) do con người thải bỏ tại các đô thị phần lớn đã được thu gom, tuy nhiên vẫn còn một phần bị rò rỉ và xả thải vào môi trường. Vì vậy, đánh giá lượng rác và thành phần rác bị rò rỉ ra môi trường là cần thiết trong bối cảnh công tác BVMT ngày càng được quan tâm. TP. Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất Việt Nam, có khoảng 9 triệu người. Hiện nay, ước tính mỗi ngày trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9.800 tấn CTRSH, tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6 - 10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của thành phố khoảng 0,98 kg/người/ngày. Với tỷ lệ thu gom là 91% thì trung bình mỗi ngày ước tính sẽ có gần 900 tấn rác chưa được thu gom đúng cách, lượng chất thải này sẽ phát tán vào môi trường, theo các kênh rạch, sông chảy ra biển. Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chất thải nhựa dễ bị phân rã thành các mảnh vụn nhỏ và vi nhựa, dễ dàng rò rỉ vào môi trường.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->