Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (26/01/2015) ]
Phân lập gien matK từ cây sến mật (Madhuca pasquieri) làm AND mã vạch (DNA Barcode) phục vụ giám định loài
Sến mật (Madhuca pasquieri) là loài cây gỗ lớn và lâm sảng ngoài gỗ đa tác dụng. Gỗ sến mật rất tốt, là một trong các loại gỗ thuộc nhóm “tứ thiết” của Việt Nam (đinh, lim, sến, táu).

Ảnh minh họa

Các nghiên cứu về phân loại sến ở Việt Nam, chủ yếu dựa trên phương pháp phân loại truyền thống là dựa vào chỉ thị hình thái. Gần đây sự phát triển của các kỹ thuật sinh học phân tử đã cho phép nhanh chóng xác định được sự khác biệt về vật chất di truyền giữa các loài sinh vật, thậm chí giữa các cá thể cùng loài, việc kết hợp giữa chỉ thị hình thái và chỉ thị phân tử AND sẽ làm tăng độ chính xác và nhanh chóng xác định được khác biệt giữa các sinh vật.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra, ở rất nhiều loài thực vật sử dụng gien matK lục lạp có thể phân biệt được loài thậm chí dưới loài. Trong nghiên cứu này, Hà Văn Huân thuộc Viện Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp – Trường Đại học Lâm nghiệp đã lựa chọn gien matK để làm mã vạch phục vụ cho các nghiên cứu về đa dạng di truyền, phân loại và giám định loài góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn nguồn gien và phát triển loài sến mật ở Việt Nam.

Trên cơ sở các thông tin của gien matK đã công bố, một cặp mồi đặc hiệu đã được thiết kế để nhân dòng gien matK từ AND tổng số của 3 mẫu sến mật trồng tại Thanh Hóa (S1, S2 và S3). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Trình tự nucleotit của gien matK phân lập từ mẫu S1, S2 và S3 dài 1521 nucleotit, trong đó, trình tự nucleotit của gien matK ở mẫu S1 và S3 giống nhau 100%, trình tự nucleotit của mẫu S2 có sai khác với hai mẫu S1 và S3 duy nhất 1 nucleotit ở vị trí 877 (C được thay thế bằng G). Trình tự nucleotit của gien matK phân lập từ mẫu S1, S2 và S3 (được ký hiệu là Senthanhh) có sự tương đồng đến 98,43% so với trình tự nucleotit của gien matK ở cây sến lá to (Madhuca macrophyll) đã công bố trên ngân hàng gien Quốc tế NCBI (Mã số: DQ924091.1). “Senthanhh” có thể được sử dụng là cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ cho các nghiên cứu về đa dạng di truyền, phân loại và giám định loài góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn nguồn gien và phát triển loài sến mật ở Việt Nam.

ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 23, 2014)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->