Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (18/01/2015) ]
|
Hiệu quả của các dạng và số lần phun phân kali đến năng suất và phẩm chất trái mít Ba Láng hạt lép (Artocarpus heterophyllus Lamk.) tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
|
|
Mít Ba Láng hạt lép có ưu điểm là ít nhựa, ráo, có thể ăn được cả múi và xơ nên tỉ lệ ăn được trên dưới 80%, gần gấp đôi so với các giống mít khác. Tuy nhiên, nhược điểm của giống này là múi và xơ mít có màu vàng nhạt không bắt mắt người tiêu dùng, độ ngọt chưa cao, vị ngọt hơi chua.
|
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện đề tài này nhằm xác định hiệu quả của dạng và số lần phun phân kali lên năng suất làm tăng giá trị thương phẩm cho giống mít quý hiếm này.
Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo thể thức ngẫu nhiên hoàn toàn, bốn lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây. Nhân tố thứ nhất gồm 3 dạng phân là KCl, KNO3 và K2SO4; nhân tố thứ hai là số lần phun phân, bao gồm không phun, phun một lần giai đoạn 30 ngày trước khi thu hoạch và phun hai lần ở giai đoạn 45 và 30 ngày trước khi thu hoạch. Tất cả các dạng phân kali đều được phun ở nồng độ 1% K+. Kết quả cho thấy phun phân kali các dạng nitrat, clorua và sunphat không ảnh hưởng đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất nhưng có ảnh hưởng đến phẩm chất và màu sắc của múi và xơ mít. Phun phân kali một lần ở giai đoạn 30 ngày trước khi thu hoạch hay hai lần ở giai đoạn 30 và 45 ngày trước khi thu hoạch khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Phun phân sunphat kali có hiệu quả làm giảm hàm lượng tổng axit nhưng tăng obrix, tăng giá trị b* và Δ E làm cho múi và xơ mít có màu vàng đậm hơn. |
ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 23, 2014) |