Tự nhiên
[ Đăng ngày (31/12/2014) ]
|
Nghiên cứu xây dựng bản đồ rủi ro hạn hán phục vụ quy hoạch sản xuất nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
|
|
Các nhà khoa học thuộc Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế thực hiện đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu sự thay đổi của khí hậu trong giai đoạn 1980 – 2013 trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, đồng thời xây dựng các bản đồ rủi ro hạn hán để hỗ trợ cho việc ra quyết định lựa chọn phương án quy hoạch sản xuất nông nghiệp là một việc làm cần thiết và mang tính chiến lược.
|
Ảnh minh họa
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ lớn nhất trung bình tháng 6 giai đoạn 2000 – 2013 đã tăng 1oC so với giai đoạn 1980 – 1989 và cao hơn giai đoạn 1990 – 1999 là 0,5oC. Lượng mưa vào tháng hạn 6 giai đoạn 2000 – 2013 đã giảm rõ rệt 35 – 40% so với giai đoạn 1980 – 1989. Hạn hán nặng xuất hiện ở các xã ở hạ lưu sông Vu Gia và Thu Bồn như Đại Hiệp, Đại Hòa, thị trấn Ái Nghĩa và Đại Minh. Tổng diện tích hạn nặng trên địa bàn huyện là 10% (5.500 ha), hạn trung bình chiếm 23,5% (13.500 ha), hạn nhẹ 36% (21.000 ha) và không hạn chiếm 30,5% (17.500 ha). Vùng chủ yếu hạn nhẹ và không hạn tập trung ở xã Đại Sơn và Đại Chánh. Đối với đất trồng lúa và cây hàng năm, diện tích bị hạn hán nặng chiếm 25,93% (2.398,5 ha), hạn trung bình chiếm 32% (2.659,6 ha), hạn nhẹ chiếm 19,43% (1.797,2 ha), không hạn chiếm 22,64% (2.093,2 ha). Mức hạn từ trung bình đến hạn nặng tập trung nhiều nhất ở các xã Đại Hiệp, thị trấn Ái Nghĩa, xã Đại Nghĩa, Đại Minh, Đại Cường và Đại Quang. Ở các xã Đại Sơn, Đại Chánh và Đại Thạnh, diện tích trồng lúa và cây hàng năm ở mức hạn từ trung bình đến hạng nặng không đáng kể. |
ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 20, 2014) |