Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (31/12/2014) ]
|
Khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng chế phẩm sinh học BIO-9 đối với giống lúa BT7 tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế
|
|
Hiện nay, một số mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trên địa bàn tình đang được triển khai. Sản phẩm lúa gạo phải đạt các tiêu chí: không chứa các vi sinh vật gây bệnh, hàm lượng các kim loại nặng, hàm lượng niừat và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không vượt quá ngưởng cho phép.
|
Ảnh minh họa
Chính từ yêu cầu thực tế, việc tìm ra và áp dụng quy trình phân bón hợp lý, hạn chế sử dụng phân đạm vô cơ bằng việc thay thế một phần phân bón có nguồn gốc sinh học là cần thiết cho sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP.
Nhóm tác giả Trần Thị Xuân Phương, Trần Đăng Khoa, Trần Đăng Hòa (Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng chế phẩm sinh học BIO-9 đối với giống lúa BT7 tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế”, nhằm xác định được mức độ thay thế phân đạm vô cơ bằng chế phẩm sinh học BIO-9 đối với giống lúa BT7 trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Thí nghiệm được thực hiện trong vụ hè thu 2012 và đông xuân 2012 - 2013 trên đất phù sa cổ tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy, việc thay thế một phần phân đạm vô cơ bằng chế phẩm sinh học BIO-9 không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa BT7. Bón phối họp giữa phân đạm vô cơ và chế phẩm sinh học BIO-9 cho hiệu quả kinh tế cao hơn so vói công thức không bón chế phẩm. Bón phân với liều lượng 1 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Hương + 80 kg N + 70 kg P205 + 70 kg K2O + 3 lít BIO-9/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Bón chế phẩm sinh học BIO-9 còn cải thiện một số tính chất đất như pHKC1, OC, N, số lượng vi sinh vật trong đất. |
dnttrang
Theo Tạp chí NN&PTNT, 11/2014 |