Nông - Lâm - Ngư nghiệp
[ Đăng ngày (30/12/2014) ]
|
Khuyến nghị chương trình nâng cao năng lực các bên liên quan về chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam
|
|
Một số nhân tố khiến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (CTDVMTR) khó thực hiện đã được chỉ ra bởi 10 bên tham gia chương trình CTDVMTR tại 8 tinh (Sơn La, Lâm Đồng, Bắc Kạn, Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Nam, Quảng Bình, Ninh Thuận) của Việt Nam, một trong những thách thức đó là thiếu các chỉ số đo lường DVMTR và hệ thống giám sát, chi phí giao dịch cao, sự tham gia hạn chế của người dân địa phương trong việc ra các quyết định quan trọng, thiếu cam kết và tuân thủ của bên chi trả DVMTR.
|
Quy trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam. Nguồn: http://vnff.mard.gov.vn
Nhóm tác giả từ Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm Thế giới (ICRAF Việt Nam), Hà Nội - Việt Nam, Trường Đại học Lund, Thụy Điển, và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tiến hành nghiên cứu ở tỉnh Bắc Kạn nhằm đánh giá khả năng, hình thức tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường nhận thức cũng như năng lực địa phương cho việc thực hiện các cơ chế CTDVMTR; xác định những vấn đề nào được các bên tham gia nhìn nhận là khó khăn và cơ hội chính để xây dựng các cơ chế chi trả DVMTR ở các cấp quản lý khác nhau.
Để đạt được điều này, đã so sánh bài kiểm tra kiến thức và kỹ năng cho người tham gia (học viên), bao gồm các đối tượng người dân, trưởng thôn, cán bộ các cấp xã, huyên, tính, trước khóa tập huấn CTDVMTR (n=77), ngay sau khóa tập huấn (n=79) và bốn tháng sau khóa tập huấn (n=32).
Thái độ và sự hứng thú của người học thông qua thảo luận nhóm và phân tích SWOT. Kiến thức và kỹ năng về CTDVMTR của người tham gia đạt mức cao nhất ngay sau khóa tập huấn (khoảng 60%), nhưng giảm rất nhanh nếu không được sử dụng (13% trước và 4 tháng sau khóa tập huấn). Thái độ về CTDVMTR bị suy giảm do các nhân tố như nhận thức về tính phức tạp của CTDVMTR. Sự hứng thú vẫn được duy trì vì họ nhận thức được vai trò của CTDVMTR trong hỗ trợ sinh kế và tăng cường bảo vệ rừng.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy năng lực của các bên tham gia trong CTDVMTR chưa được chỉ rõ trong chính sách CTDVMTR rừng. Do đó, cần có chương trình đào tạo tăng cường năng lực trong chính sách và tài liệu hướng dẫn như duy trì đào tạo liên tục giúp các bên liên quan hấp thụ kiến thức tốt nhất để thực hiện các chương trình hoặc dự án CTDVMTR. |
dnttrang
Theo Tạp chí NN&PTNT, 01/2014 |