Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (30/12/2014) ]
Sự phân bố, phổ ký chủ và thiên địch của nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi kuang (Eriophyidae, Acari) trên nhãn tại tỉnh Tiền Giang
Theo khảo sát tại miền Đông Nam bộ cho thấy nhện lông nhung có liên quan đến hội chứng chổi rồng, có thể là nguyên nhân trực tiếp hay là môi giới truyền hội chứng chổi rồng trên cây nhãn. Đây là loại nhện rất nhỏ thuộc họ Eriophyidae.

Ảnh minh họa

Do đó để có biện pháp quản lý hiệu quả loài nhện này, các nhà khoa học thuộc Viện Cây ăn quả miền Nam và Hội Côn trùng học Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu thêm về đặc điểm phân bố trên cây, khả năng phát tán, phổ ký chủ và thiên địch của nhện lông nhung trên nhãn là cần thiết.

Bệnh chổi rồng gây hại rất nghiêm trọng trên nhãn tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, bệnh này rất khó phòng trị. Nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi là tác nhân lan truyền bệnh này. Đây là loài nhện rất nhỏ, nhân danh mật số và chưa có nghiên cứu nhiều về nhện lông nhung trước đây. Do đó nghiên cứu về một số đặc điểm sinh thái học của nhện lông nhung như sự phân bố, phổ ký chủ và thiên địch của loài này là rất cần thiết.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhện lông nhung E. dimocarpi phân bố đồng đều theo các hướng của cành trên cây nhãn, nhện xuất hiện nhiều trên lá thành thục chưa hoàn chỉnh, đạt 28,08 con/ lá chét, lá thành thục đạt 19,10 con/ lá chét và hiện diện tích ít trên lá non (2,79 con/ lá chét). Ở thời điểm mùa nắng (điều tra đợt 1) nhện lông nhung hiện diện rất phổ biến trên giống Tiêu Da Bò, nhện xuất hiện phổ biến trên giống nhãn Ido, nhãn lồng Hưng Yên, nhãn Long, nhãn Super, nhãn Vũng Tàu, nhãn Xuồng Cơm Trắng, cây chôm chôm Nephelium lappaceum (Sapindaceae) và nhện lông nhung ít phổ biến trên giống nhãn Cùi, nhãn Xuồng Cơm Vàng, nhãn Lai NL19 và cây khoai mì Manihot esculenta (Euphorbiaceae). Ở thời điểm mùa mưa (điều tra đợt 2) nhện lông nhung hiện diện trên các giống nhãn, cây chôm chôm và cây khoai mì ở thời điểm mùa nắng, ngoại trừ giống nhãn Long và nhãn Super hiện diện ít phổ biến trong điều kiện mùa mưa. Kết quả điều tra thiên địch của nhện lông nhung E. dimocarpi trên các vườn nhãn Tiêu Da Bò tại ĐBSCL phát hiện được sự hiện diện của ấu trùng loài muỗi Arthrocnodax sp. thuộc họ Cecidomyiidae, bộ Diptera là thiên địch của nhện lông nhung. Loài muỗi này hiện diện ít, lẻ tẻ với tần suất xuất hiện là 10% (năm 2012) và 20% (năm 2013) so với tổng số vườn điều tra.

ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 20, 2014)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->