Tự nhiên [ Đăng ngày (13/12/2014) ]
Khảo sát khả năng phối hợp vi khuẩn dạ cỏ dê với nhóm vi khuẩn dạ cỏ bò để phân giải bã mía trong điều kiện in vitro
Dê và bò đều cùng là gia súc nhai lại nhưng hệ vi sinh vật của dê có biên độ thích ứng rộng với mùi vị các loại thức ăn hơn. Khả năng sinh trưởng trong những điều kiện khắc nghiệt của dê cao hơn đối với bò.

Ảnh minh họa

Đề tài “Khảo sát khả năng phối hợp vi khuẩn dạ cỏ dê với nhóm vi khuẩn dạ cỏ bò để phân giải bã mía trong điều kiện in vitro ” được các nhà khoa học thuộc Viện NC & PT Công nghệ Sinh học và Khoa NN &  Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm tuyển chọn một nhóm vi khuẩn thích hợp để ứng dụng làm tăng hiệu suất phân giải bã mía.

Bốn dòng vi khuẩn đã được phân lập và tuyển chọn từ dạ cỏ dê bao gồm DD9, DD5, DD7 và DD13 được phối hợp với nhau để khảo sát hoạt tính phân giải bã mía. Kết quả cho thấy tổ hợp giữa 2 dòng vi khuẩn DD9 và DD7 phân giải bã mía hiệu quả nhất với đường kính vòng tròn thủy phân lớn nhất 27 mm và phần trăm DM bã mía được phân giải là 11,13%. Kết quả khuếch đại gien 16S r ARN của DD9 và DD7 bằng cặp mồi 8F và 1492R bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự bằng máy giải trình tự tự động cho thấy dòng DD9 và DD7 lần lượt đồng hình ở mức độ 94% với dòng Bacillus subtilis RC24 và 92% với dòng Bacillus subtilis BA3-1A. Tuy nhiên, trong điều kiện in vitro, chỉ có dòng vi khuẩn DD9 cho thấy có khả năng phối hợp với tổ hợp 3 dòng vi khuẩn đã được tuyển chọn từ dạ cỏ bò BM13, BM21 và BM49 (lần lượt tương đồng với các dòng vi khuẩn JQ923444 Achromobacter xylosoxidans strain BL6, JQ410786 Bacillus subtilis strain S2O, EF530208 Bacillus subtilis strain FS321 ở mức 91%, 94% và 94%) theo tỷ lệ 1:3 cho hiệu suất phân giải bã mía cao nhất thể hiện với tỷ lệ phân giải DM, xenluloza, hemixenluloza lần lượt là 21,27%, 8,17%, 10,22%.

ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 19, 2014)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
 
Lắng nghe bản thân
Nhằm hướng đến một lối sống an bình, tích cực, không lo âu. Sống cho giây phút hiện tại, chậm rãi quan sát và ghi nhận mọi thứ chính là mục tiêu của sống tỉnh thức. Dường như trong cuộc đời mỗi người đều đều sẽ phải trải qua những khoảng thời gian rơi vào guồng quay của công việc: ngày đi làm, tối về việc gia đình, rồi đi ngủ, sáng hôm sau một chu trình như vậy lại được lặp lại. Những lúc như thế nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng ép buộc bản thân mình quá mà hãy để cơ thể và tâm trí bạn có cơ hội để nghỉ ngơi.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->