Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (28/09/2014) ]
Xác định hàm lượng và hoạt tính oxy hóa của Quecxetin có trong sản phẩm hành ta (Allium ascalonicum L.) muối chua
Nghiên cứu do nhóm tác giả Lê Văn Huy - Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM; Nguyễn Thị Thùy Trang, Nguyễn Lâm Thiên Thanh và Huỳnh Văn Biết - Bộ môn Công nghệ Sinh học- Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh; và Bùi Cách Tuyến - Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường thực hiện với mục đích chính là xây dựng quy trình định lượng hàm lượng quecxetin bằng HPLC và khảo sát hàm lượng quecxetin cũng như hoạt tính chống oxy hóa của hành ta sau quá trình muối chua làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu cải thiện hàm lượng quecxetin trong sản phẩm hành ngâm chua bằng dấm ăn.

Những quá trình chế biến thực phẩm đơn giản như chiên, nấu, hay muối chua có khả nâng làm thay đổi chất lượng của hành (Yang và ctv, 2012). Ở Việt Nam, hành ta (Allium ascalonicum L.) là một loại gia vị phổ biến và còn được ngâm dấm để sử dụng hàng ngày. Vì vậy nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu với mục đích chính là xây dựng quy trình định lượng hàm lượng quecxetin bằng HPLC và khảo sát hàm lượng quecxetin cũng như hoạt tính chống oxy hóa của hành ta sau quá trình muối chua làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu cải thiện hàm lượng quecxetin trong sản phẩm hành ngâm chua bằng dấm ăn. Nghiên cứu đã xây dựng được qui trình phân tích HPLC của quecxetin trên hành ta có thành phần hỗn hợp pha động metanola: axetonitril: nước cất với tỷ lệ 40% : 25% : 35%, peak có tR trong khoảng 6 - 8 phút, tốc độ dòng chảy 0,6 ml/phút. Sử dụng qui trình này, xác định có sự khác biệt rõ rệt về hàm lượng quecxetin trong vỏ củ hành (334,5 µg/g) và trong ruột hành (84,0 µg/g).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quá trình muối chua đã cải thiện rõ rệt hàm lượng quecxetin trong cả vỏ (từ 334,5 µg/g lên 1181,2 µg/g sau 8 ngày) và ruột hành (từ 84,0 µg/g lên 681,2 µg/g sau 5 ngày). Quá trình muối chua cũng cải thiện đáng kể hoạt tính chống oxy hóa bằng thử nghiệm DPPH (1,1-diphenyl-1- picrylhydrazine) của hành ta vói giá trị IC50 của cao hành muối nhỏ hơn 26 lần so vói giá trị IC50 của cao hành tươi.

Như vậy bước đầu cho thấy quá trình muối chua làm tăng hàm lượng quecxetin cũng như hoạt tính chống oxy hóa của hành ta trong các công thức muối được khảo sát.

tttham
Theo Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn số 13/2014
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->